KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ MỤN TRỨNG CÁ MỨC ĐỘ NHẸ VÀ TRUNG BÌNH BẰNG KEM CHỨA HOẠT CHẤT TỪ RAU MƯƠNG TẠI CẦN THƠ NĂM 2023-2024
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Bệnh lý mụn trứng cá thường phổ biến ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Điều trị bệnh lý này ngày càng khó khăn do tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn gây nhiễm trùng cơ hội. Sử dụng các hợp chất từ thiên nhiên có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm và chống oxy hóa trở thành một hướng nghiên cứu tiềm năng, nhằm cung cấp các giải pháp điều trị an toàn và bền vững. Trong số các dược liệu tự nhiên, rau mương (chi Ludwigia, họ Onagraceae) được chú ý nhờ đáp ứng các tiêu chí trên. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả kết quả điều trị mụn trứng cá mức độ nhẹ và trung bình bằng kem chứa cao chiết rau mương tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ và phòng khám Hòa Minh. Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang và can thiệp lâm sàng không nhóm trên 31 bệnh nhân được chẩn đoán mụn trứng cá và điều trị bằng kem chứa cao chiết rau mương từ tháng 12/2023 đến tháng 12/2024. Kết quả: Trong tổng số bệnh nhân, nam giới chiếm 54,8%, và đa số bệnh nhân (93,6%) thuộc nhóm tuổi từ 12 đến 19. Về mức độ bệnh, 74,2% được phân loại là nhẹ và 25,8% (tương đương 8 bệnh nhân) là trung bình. Đánh giá hiệu quả điều trị cho thấy, tại tuần thứ 4, tỷ lệ bệnh nhân đạt hiệu quả đáp ứng trung bình cao nhất (45,2%), trong khi hiệu quả ở mức độ khá chiếm tỷ lệ thấp nhất (25,8%). Đến tuần thứ 8, tỷ lệ bệnh nhân đạt hiệu quả đáp ứng tốt tăng lên 51,6%, trong khi hiệu quả ở mức trung bình giảm xuống còn 22,6%. Về tác dụng phụ, có 2 trường hợp (6,5%) báo cáo triệu chứng ngứa ngay khi bắt đầu sử dụng sản phẩm, tuy nhiên tình trạng này nhanh chóng biến mất sau vài ngày; đồng thời, 2 trường hợp khác bị bùng mụn sau 4 tuần điều trị nhưng tình trạng đã được cải thiện rõ rệt vào tuần thứ 8. Kết luận: điều trị mụn trứng cá mức độ nhẹ và trung bình bằng kem chứa cao chiết rau mương bước đầu đạt hiệu quả tốt.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Mụn trứng cá, rau mương
Tài liệu tham khảo

2. N. T. Hiền, “Nghiên cứu độc tính và hiệu qủa của Acneca trong điều trị mụn trứng cá thể thông thường,” Trường Đại học Y Hà Nội, 2020.

3. V. H. G. Khang, Đ. N. Á. My, P. T. N. Sang, N. T. T. Linh, V. Đ. Q. Bình, and L. T. K. Ngân, “Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị mụn trứng cá mức độ trung bình bằng minocyclin uống tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Cần Thơ năm 2022,” Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, vol. 70, pp. 196–202, 2024.

4. Bộ Y Tế, “Hướng dẫn chuẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu (Ban hành kèm theo Quyết định số 75/QĐ-BYT ngày 13/01/2015),” 2015.

5. T. T. Thành, H. V. Bá, and T. Đ. Quyết, “Đánh giá tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh trứng cá thông thường mức độ vừa bằng bôi kẽm oxyd 10 %, gluconolactone 9% và urea 2%,” Tạp chí Y Dược Lâm Sàng 108, vol. 19, no. 7, pp. 57–62, 2024.

6. V. V. Tiến, T. Đ. Quyết, and N. D. Thành, “Kết qủa điều trị bệnh trứng cá thông thường mức độ vừa và nặng bằng isotretinoin kết hợp bôi kem lô hội ALO4,” Tạp chí Y - Dược học Quân sự, vol. 3, pp. 96–101, 2020.

7. J. R. Shaikh and M. Patil, “Qualitative tests for preliminary phytochemical screening: An overview,” Int. J. Chem. Stud., vol. 8, no. 2, pp. 603–608, 2020, doi: 10.22271/ chemi.2020.v8.i2i.8834.

