NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CẤP CỨU NGỪNG TUẦN HOÀN NGOẠI VIỆN TẠI BỆNH VIỆN E NĂM 2024
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Tổng quan: Ngừng tuần hoàn ngoại viện (OHCA) là tình trạng cấp cứu tối khẩn cấp, trong đó tim đột ngột ngừng hoạt động hiệu quả. Nếu không được can thiệp kịp thời, người bệnh có nguy cơ tử vong nhanh chóng. Mục tiêu: Đánh giá thực trạng cấp cứu OHCA tại Bệnh viện E năm 2024. Mô tả hoàn cảnh, nguyên nhân và các yếu tố liên quan đến OHCA tại Bệnh viện E năm 2024. Đánh giá hiệu quả cấp cứu OHCA tại Bệnh viện E năm 2024. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả loạt ca bệnh được thực hiện trên 39 người bệnh được chẩn đoán OHCA tại Bệnh viện E từ tháng 1 đến tháng 11 năm 2024. Kết quả: Tuổi trung bình của người bệnh là 61,0 ± 18,7 tuổi, trong đó phần lớn trên 70 tuổi (38,5%). OHCA chủ yếu xảy ra tại nhà (53,9%) và có người chứng kiến trong 82,1% trường hợp. Các can thiệp cấp cứu bao gồm hồi sinh tim phổi (CPR) trong 93,8% trường hợp, có người chứng kiến và sốc điện trong 20,5%. Tỷ lệ tái lập tuần hoàn tự nhiên (ROSC) đạt 46,2%; tuy nhiên tỷ lệ sống sót khi ra viện chỉ đạt 7,7%. Kết luận: Nghiên cứu ghi nhận tỷ lệ tử vong cao của OHCA, nhu cầu cải thiện thời gian phản ứng khẩn cấp, và tầm quan trọng của việc nâng cao đào tạo CPR trong cộng đồng cũng như tối ưu hóa hệ thống cấp cứu với trung tâm điều phối hướng dẫn sơ cấp cứu tại chỗ.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
ngừng tuần hoàn, cấp cứu ngừng tuần hoàn, ngừng tuần hoàn ngoại viện
Tài liệu tham khảo


2. Perman SM, Elmer J, Maciel CB, et al. 2023 American Heart Association Focused Update on Adult Advanced Cardiovascular Life Support: An Update to the American Heart Association Guidelines for Cardiopulmonary Resuscitation and Emergency Cardiovascular Care. Circulation. 2024;149(5): e254-e273. doi:10.1161/CIR. 0000000000001194


3. Soar J, Becker LB, Berg KM, et al. Cardiopulmonary resuscitation in special circumstances. Lancet. 2021;398(10307):1257-1268. doi:10.1016/S0140-6736(21)01257-5


4. Đỗ Ngọc Sơn, Lương Quốc Chính, Phạm Thị Dung và cộng sự. Survival after out-of-hospital cardiac arrest, Viet Nam: multicentre prospective cohort study. Bull World Health Organ. 2021;99(1):50-61. doi:10.2471/BLT.20.269837


5. Ong MEH, Shin SD, De Souza NNA, et al. Outcomes for out-of-hospital cardiac arrests across 7 countries in Asia: The Pan Asian Resuscitation Outcomes Study (PAROS). Resuscitation. 2015;96: 100-108. doi:10.1016/ j.resuscitation.2015.07.026


6. Hoàng Bùi Hải, Đỗ Ngọc Sơn, Vũ Đình Hùng và cộng sự. Outcomes for out-of-hospital cardiac arrest transported to emergency departments in Hanoi, Vietnam: A multi-centre observational study. Emerg Med Australas. 2021;33(3):541-546. doi:10.1111/1742-6723.13750


7. Nguyễn Viết Hậu, Tăng Tuấn Phong, Nguyễn Quốc Huy và cộng sự. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, nguyên nhân và kết cụ của người bệnh ngưng tim ngoại viện tại Khoa cấp cứu Bệnh viện Đại học y dược Thành phố Hồ Chí Minh. Y Học Việt Nam. 2024; 544(3). doi:10.51298/vmj. v544i3.12052


8. Nichol G, Thomas E, Callaway CW, et al. Regional variation in out-of-hospital cardiac arrest incidence and outcome. JAMA. 2008;300(12): 1423-1431. doi:10.1001/jama.300.12.1423


9. Đặng Ngọc Anh, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Đức Phúc và cộng sự. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân ngừng tuần hoàn ngoại viện tại Khoa cấp cứu Bệnh viện hữu nghị đa khoa Nghệ An. Y Học Việt Nam. 2024;540(3). doi:10.51298/vmj.v540i3.10465


10. Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Quốc Linh. Đặc điểm lâm sàng, kết quả điều trị bệnh nhân sau ngừng tuần hoàn ngoại viện tại Khoa cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai. Y Học Việt Nam. 2023;523(2). doi:10.51298/vmj.v523i2.4506

