NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ HUYẾT TƯƠNG MATRIX METALLOPROTEINASE-2 VÀ TỔN THƯƠNG CƠ QUAN ĐÍCH Ở BỆNH NHÂN THAKT
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mở đầu: THAKT là một tình trạng nhiều thách thức trong điều trị bệnh nhân THA, dẫn đến tăng nguy cơ biến cố tim mạch, suy giảm chức năng thận và tử vong. Matrix metalloproteinase-2 (MMP-2) đóng vai trò quan trọng trong quá trình thoái hóa chất nền ngoại bào, tăng độ cứng động mạch và tổn thương cơ quan đích , nhưng nghiên cứu trong nhóm bệnh nhân THAKT còn hạn chế. Phương pháp: Đây là nghiên cứu cắt ngang, thực hiện trên 118 bệnh nhân THA, bao gồm 67 bệnh nhân THAKT và 51 bệnh nhân không kháng trị, tình trạng lâm sàng, huyết áp và xét nghiệm sinh hóa được thu thập. Nồng độ MMP-2 huyết tương được đo bằng phương pháp ELISA. Tổn thương cơ quan đích được đánh giá qua tỷ lệ albumin/creatinin niệu, mức lọc cầu thận ước đoán, chỉ số khối cơ thất trái, phân suất tống máu và vận tốc sóng mạch. Các phân tích thống kê bao gồm kiểm định t-test, Chi-square test, hồi quy tuyến tính và hồi quy logistic. Kết quả: nhóm THAKT có huyết áp cao hơn, độ cứng động mạch tăng và tổn thương cơ quan đích nghiêm trọng hơn (p = <0,05). MMP-2 có tương quan nghịch với huyết áp tâm thu và hiệu áp ở nhóm không kháng trị (p < 0,05). MMP-2 có tương quan với đạm niệu, mức lọc cầu thận và độ cứng động mạch (p < 0,05). Hồi quy logistic đa biến xác nhận MMP-2 là yếu tố tiên lượng độc lập cho tình trạng THAKT (OR = 0,902; p = 0,021). Kết luận: Bệnh nhân THAKT có mức độ tổn thương cơ quan đích cao hơn. Nồng độ huyết tương MMP-2 có liên quan đến tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân THA. Vai trò tiên lượng độc lập của MMP-2 đối với tình trạng kháng trị gợi ý rằng nó có thể là một dấu ấn sinh học tiềm năng giúp hỗ trợ phát hiện và điều trị THAKT.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
THAKT, MMP-2, tổn thương cơ quan đích, độ cứng động mạch, đạm niệu vi thể
Tài liệu tham khảo

2. McEvoy, J.W., et al., 2024 ESC Guidelines for the management of elevated blood pressure and hypertension. Eur Heart J, 2024, 45(38): p. 3912-4018.

3. Muiesan, M.L., et al., Resistant hypertension and target organ damage. Hypertens Res, 2013, 36(6): p. 485-91.

4. Prado, A.F., et al., Matrix Metalloproteinases and Arterial Hypertension: Role of Oxidative Stress and Nitric Oxide in Vascular Functional and Structural Alterations. Biomolecules, 2021, 11(4).

5. Rizk, D.E.E., et al., Circulating matrix metalloproteinases and their tissue inhibitors as markers for ethnic variation in pelvic floor tissue integrity. Biomed Rep, 2018, 9(3): p. 233-240.

6. Van Minh, H., et al., Highlights of the 2022 Vietnamese Society of Hypertension guidelines for the diagnosis and treatment of arterial hypertension: The collaboration of the Vietnamese Society of Hypertension (VSH) task force with the contribution of the Vietnam National Heart Association (VNHA): The collaboration of the Vietnamese Society of Hypertension (VSH) task force with the contribution of the Vietnam National Heart Association (VNHA). J Clin Hypertens (Greenwich), 2022, 24(9): p. 1121-1138.

7. Wolosowicz, M., S. Prokopiuk, and T.W. Kaminski, The Complex Role of Matrix Metalloproteinase-2 (MMP-2) in Health and Disease. Int J Mol Sci, 2024, 25(24).

8. Yu, W., et al., Association of plasma MMP-2 levels and prognosis of patients with intracerebral hemorrhage: a prospective cohort study. Front Neurol, 2023, 14: p. 1259339.

9. Andrea R. Sabbatini, P., MSc, Increased Circulating Tissue Inhibitor of Metalloproteinase‐2 Is Associated With Resistant Hypertension. J Clin Hypertens (Greenwich). 2016 Oct; 18(10): 969–975,, 2016.

10. Givvimani S, K.S., Narayanan N, et al., TIMP-2 mutant decreases MMP-2 activity and augments pressure overload induced LV dysfunction and heart failure. . Arch Physiol Biochem. 2013;119:65–74,, 2013.
