NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN GIỮA PHÂN LOẠI YAKES VÀ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG ĐIỀU TRỊ THUYÊN TẮC CỒN TUYỆT ĐỐI TRONG DỊ DẠNG ĐỘNG - TĨNH MẠCH NGOẠI BIÊN TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY

Nguyễn Hữu Thao1,, Lâm Văn Nút1
1 Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Dị dạng động - tĩnh mạch (AVM) ngoại biên là một trong những bệnh lý mạch máu phức tạp, với nhiều phân loại giúp định hướng điều trị. Phân loại Yakes được sử dụng rộng rãi trong đánh giá đặc điểm giải phẫu và huyết động học của AVM, hỗ trợ lựa chọn chiến lược can thiệp phù hợp. Tuy nhiên, mối liên quan giữa phân loại Yakes và mức độ đáp ứng điều trị thuyên tắc bằng cồn tuyệt đối (absolute ethanol embolization - AEE) vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ tại Việt Nam. Mục tiêu: Đánh giá mối liên quan giữa phân loại Yakes và mức độ đáp ứng điều trị thuyên tắc cồn tuyệt đối trong AVM ngoại biên. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả hàng loạt ca được thực hiện tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 5/2019 đến tháng 10/2022. Các bệnh nhân được phân loại theo Yakes và đánh giá kết quả điều trị sau can thiệp dựa trên tiêu chí lâm sàng và hình ảnh học. Kết quả: Nghiên cứu được thực hiện trên 39 bệnh nhân dị dạng động-tĩnh mạch ngoại biên, phân loại theo hệ thống Yakes. Tỷ lệ thành công chung của phương pháp thuyên tắc cồn tuyệt đối là 74,4% (29/39 bệnh nhân). Trong đó, nhóm Yakes IIIa có tỷ lệ thành công cao nhất (86,7%), tiếp theo là nhóm IIIb (75%) và nhóm II (61,1%). Nhóm Yakes IV có 100% bệnh nhân đạt kết quả thành công, tuy nhiên số lượng ca trong nhóm này rất ít (n=2). Kết luận: Phân loại Yakes có mối liên quan chặt chẽ với mức độ đáp ứng điều trị thuyên tắc cồn tuyệt đối. Nhóm IIIa có tỷ lệ thành công cao nhất, trong khi nhóm II có tỷ lệ thành công thấp nhất. Điều này giúp bác sĩ lâm sàng dự báo kết quả điều trị và lựa chọn chiến lược phù hợp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Mulliken JB, Glowacki J. Hemangiomas and vascular malformations in infants and children: a classification based on endothelial characteristics. Plast Reconstr Surg. 2018;69(3):412-422.
2. Fan C, Zhang Y, Ding X. Outcomes of surgical treatment for peripheral arteriovenous malformations in upper extremities. J Vasc Surg. 2019;69(5):1482-1490.
3. Legiehn GM, Heran MK. Venous malformations: classification, development, diagnosis, and interventional radiologic management. Radiol Clin North Am. 2018;46(3):545-597.
4. Yakes WF, Baumgartner I. Interventional treatment of arterio-venous malformations. Gefasschirurgie. 2014;19(4):325-330.
5. Bouwman FC, Schröder LM, Bink A, et al. Ethanol sclerotherapy of peripheral arteriovenous malformations: evaluation of systemic ethanol contamination. J Vasc Interv Radiol. 2020;31(4): 586-594.
6. Wang YA, Sun ZH, Xu WL, et al. Effects of different embolization techniques on efficacy and safety for high-flow arteriovenous malformations of the mandible. Int J Oral Maxillofac Surg. 2017;46(11):1429-1434.
7. Yakes WF, Yakes AM, Rohlffs F, et al. Yakes Classification: A system for stratifying endovascular treatment of vascular malformations. Vascular. 2015;23(3):e31–e37.
8. Griauzde J, Wilseck JM, Chaudhary N, et al. Arteriovenous malformations of the face: outcomes of endovascular therapy. AJNR Am J Neuroradiol. 2020;41(12):2250-2255.