ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỚM CỦA PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN VỠ LÁCH TRONG CHẤN THƯƠNG BỤNG KÍN TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nhận xét các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân vỡ lách trong chấn thương bụng kín, kết quả sớm của điều trị bảo tồn vỡ lách và các yếu tố huyết động, lâm sàng và cận lâm sàng liên quan đến kết quả điều trị. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả 91 bệnh nhân trong tổng số 136 bệnh nhân bị vỡ lách do chấn thương bụng kín tại Bệnh viện Nhân dân 115 trong giai đoạn tháng 01 năm 2021 đến tháng 12 năm 2023. Kết quả: Có 136 bệnh nhân vỡ lách do chấn thương bụng kín nhập viện, trong đó 91 (66.9%) bệnh nhân được điều trị bảo tồn. Tuổi trung bình là 37.31±14.88, tỉ lệ nam/nữ là 6. Tai nạn giao thông là nguyên chính gây ra vỡ lách (81.3%). Các triệu chứng lâm sàng như: Đau bụng (98.9%), chướng bụng (27.5%). Siêu âm: Dịch ổ bụng (92,96%), tổn thương nhu mô (59.3%). Chụp cắt lớp vi tính: Dịch ổ bụng (97.8%), vị trí đường vỡ lách (42.9%), đụng dập – tụ máu nhu mô (38.4%) và thoát chất cản quang (14.3%); vỡ lách độ II và III chiếm phần lớn với tỷ lệ lần lượt là: 30.8% và 38.5%. 87.9% bệnh nhân đáp ứng nhanh với hồi sức ban đầu. Tỷ lệ bệnh nhân cần truyền máu (8.8%). Điều trị bảo tồn thành công: 88 (96.7%) bệnh nhân và 03 (3.3%) bệnh nhân thất bại phải chuyển mổ cắt lách. Thời gian nằm viện trung bình: 5.92 ± 4.83 ngày. Kết luận: Điều trị bảo tồn vỡ lách trong chấn thương bụng kín là phương pháp hiệu quả và an toàn, giúp giảm nguy cơ phẫu thuật và các biến chứng hậu phẫu.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Điều trị bảo tồn vỡ lách, chấn thương bụng kín, Bệnh viện Nhân dân 115
Tài liệu tham khảo

2. Trần Ngọc Dũng, (2019), Nghiên cứu điều trị không mổ vỡ lách trong chấn thương bụng kín tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Đại học Y Hà Nội, Luận án Tiến sĩ Y học.

3. Danh Bảo Quốc, Phạm Văn Năng, (2022), "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bảo tồn không phẫu thuật vỡ lách trong chấn thương bụng kín tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2021-2022", Tạp chí Y học Việt Nam,518, (2),

4. Dominique Catherine Olthof, (2014),"Splenic injury diagnosis & splenic salvage after trauma",

5. Stella R Smith, Louise Morris, Stephen Spreadborough et al, (2018), "Management of blunt splenic injury in a UK major trauma centre and predicting the failure of non-operative management: a retrospective, cross-sectional study", European Journal of Trauma Emergency Surgery,44, pp. 397-406.

6. Lã Văn Tuấn, Lê Huy Lưu, Nguyễn Việt Thành, (2022), "Có thể điều trị an toàn không mổ cho vỡ lách chấn thương được không?", Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh,26,

7. Umedov Khushvaqt Alisherovich, Shomurodov Hamza Rashidovich, Khursanov Yokubjon Erkin Ugli, (2023), "Our experience in conservative treatment of spleen injury in closed abdominal trauma", Research Focus,2, (1), pp. 319-325.

8. Federico Coccolini, Giulia Montori, Fausto Catena et al, (2017), "Splenic trauma: WSES classification and guidelines for adult and pediatric patients", World Journal of Emergency Surgery,12, pp. 1-26.

9. Vũ Văn Quang, Nguyễn Hoàng Ngọc Anh, (2021), "Đánh giá kết quả điều trị bảo tồn vỡ lách trong chấn thương bụng kín tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108", Journal of 108-Clinical Medicine Phamarcy,
