ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI MẮC PHẢI CỘNG ĐỒNG Ở BỆNH NHÂN LỚN TUỔI

Nguyễn Thành Công1,, Nguyễn Thị Thu Hiền1, Kiều Văn Bước1, Phan Thị Như Ý1, Siu Thìn1, Nguyễn Thị Thanh Lan1
1 Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Gia Lai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Viêm phổi mắc phải cộng đồng (VPMPCĐ) là bệnh thường gặp ở người lớn tuổi, tỷ lệ tử vong còn cao. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xác định các yếu tố liên quan đến tử vong ở bệnh nhân lớn tuổi VPMPCĐ điều trị nội trú. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên vào viện được chẩn đoán VPMPCĐ theo hướng dẫn của Bộ Y tế, tại khoa Lão, khoa Hồi sức tích cực chống độc từ 5/2024-10/2024. Kết quả: Có 65 bệnh nhân có độ tuổi 76 (tứ phân vị: 66 – 85 tuổi), nam chiếm 60%. Bệnh nhân khi nhập viện có tiền sử mắc 2 bệnh nền chiếm tỷ lệ cao nhất (38,5%), trong đó thường gặp là tăng huyết áp (78,5%). Ho, khạc đàm là hai triệu chứng lâm sàng thường gặp. Tổn thương phế quản phổi hai bên trên phim X quang phổi chiếm tỷ lệ cao nhất (46,2%). Cấy máu (24,6%), cấy máu dương tính 62,5%, các chủng vi khuẩn gặp trong cấy máu Proteus Mirabillis (30%), tiếp đến Pseudomonas aeruginosae (20%),  Klebsiella pneumoniae (20%), Burkho. Cepiacia (20%). Số ngày điều trị trung vị là 10 (tứ phân vị: 7 – 18 ngày). Kết quả điều trị ra viện 86,2%, tử vong 13,8%. Yếu tố liên quan đến tử vong bệnh nhân VPMPCĐ: bệnh nhân có hội chứng đáp ứng viêm toàn thân ≥ 2 điểm (RR = 1,27, 95% CI: 1,08-1,48; P=0,02), tổn thương trên phim X quang tim phổi (RR = 1,29, 95% CI: 1,09-1,53; P=0,01), cấy máu dương tính (RR = 3,21, 95% CI: 1,25-8,29; P<0,01). Kết luận: Viêm phổi mắc phải cộng đồng thường gặp ở người lớn tuổi có nhiều bệnh nền. Triệu chứng lâm sàng ho, khạc đàm. Yếu tố liên quan đến tử vong là: Những bệnh nhân có SIRS ≥ 2 điểm, tổn thương trên X quang phổi, cấy máu dương tính.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn. Bộ Y tế. 2020; 4815/ QĐ-BYT.
2. Stupka JE, Mortensen EM, Anzueto A, Restrepo MI. Community-acquired pneumonia in elderly patients. Aging health. 2009;5(6):763-74.
3. Cilloniz C, Rodriguez-Hurtado D, Torres A. Characteristics and Management of Community-Acquired Pneumonia in the Era of Global Aging. Med Sci (Basel). 2018;6(2).
4. Nguyễn Thị Ngọc Anh, Nguyễn Thắng, Nguyễn Hương Thảo. Khảo sát việc sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi cộng đồng tại một bệnh viện công lập thành phố Hồ Chí Minh. 2020(27):98-105.
5. Hoàng Hà, Dương Văn Sướng, Phạm Đắc Trung, Phạm Thị Quyên. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn tại bệnh viện phổi Thái Nguyên. 2024;538(1).
6. Phan Vũ Nguyên, Hoàng Thị Thanh Thảo. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân viêm phổi mắc phải cộng đồng nhập viện tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. 2024;541(1).
7. Osman M, Manosuthi W, Kaewkungwal J, Silachamroon U, Mansanguan C, Kamolratanakul S, et al. Etiology, Clinical Course, and Outcomes of Pneumonia in the Elderly: A Retrospective and Prospective Cohort Study in Thailand. Am J Trop Med Hyg. 2021;104(6):2009-16.
8. Huỳnh Đình Chương, Võ Phạm Minh Thư. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá thang điểm C