ÁP DỤNG THANG ĐIỂM T- SCORE TRONG TIÊN LƯỢNG VÀ XỬ TRÍ XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA Ở BỆNH NHÂN LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG

Trần Thị Kiều Anh1,, Nguyễn Ngọc Hùng1, Trần Anh Sơn1
1 Trường Đại học Y khoa Vinh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định mối liên quan giữa thang điểm T- score với tiên lượng và xử trí ở bệnh nhân xuất huyết tiêu hoá do loét dạ dày tá tràng tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An năm 2023. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả mô tả cắt ngang có phân tích. Kết quả: Nghiên cứu 70 bệnh nhân được chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày tá tràng điều trị tại khoa Nội tiêu hóa Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An. Thông tin được thu thập bằng thăm khám và mẫu bệnh án thiết kế sẵn. Kết quả: Tỷ lệ nam/ nữ là 2.2/1; Độ tuổi gặp nhiều nhất là 50-69 tuổi (50%). Có mối liên quan giữa thang điểm T-score với thời gian chỉ định nội soi; phương pháp nội soi can thiệp cầm máu và điều trị bằng truyền máu ở nhóm nguy cơ cao và nguy cơ trung bình cao hơn nhóm nguy cơ thấp, p< 0.05.Điểm trung bình T-score nhóm bệnh nhân có can thiệp nội soi (5.5±1) thấp hơn nhóm không can thiệp (8.2±1.9) với p=0.019. Tỷ lệ xuất huyết tái phát là 5.7%. Chưa tìm thấy mối liên quan giữa thang điểm T- score với tỷ lệ  XHTH tái phát trong thời gian điều trị. Kết luận: Xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày tá tràng là một cấp cứu nội khoa và ngoại khoa thường gặp, việc kịp thời chẩn đoán và điều trị làm giảm tỉ lệ tử vong, tỷ lệ chảy máu tái phát, tỷ lệ bệnh nhân phải truyền máu, giảm thời gian nằm viện và chi phí điều trị. Thang điểm T-score áp dụng trên lâm sàng có giá trị trong tiên lượng nhu cầu truyền máu, can thiệp nội soi cầm máu và tái chảy máu của bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày tá tràng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Tammaro L., Buda A., Di Paolo M.C. và cộng sự (2014), A simplified clinical risk score predicts the need for early endoscopy in non-variceal upper gastrointestinal bleeding, Digestive and Liver Disease, 46(9), 783–787
2. Phạm Văn Thành, Đào Đức Tiến, và Dương Quang Huy (2021), Nghiên cứu giá trị thang điểm T-score trong tiên lượng xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày tá tràng. Tạp chí y dược học quân sự số 5, 109–115.
3. Trần Duy Hưng (2019), nghiên cứu giá trị thang điểm T-score trong xuất huyết tiêu hóa cao do loét dạ dày tá tràng, Luận văn chuyên khoa II, Đại học Y Hà Nội.
4. Karstensen J.G., Ebigbo A., Aabakken L. và cộng sự (2018), Nonvariceal upper gastrointestinal hemorrhage: European Society of Gastrointestinal Endoscopy (ESGE) Cascade Guideline. Endosc Int Open, 6(10), E1256–E1263
5. Hooi J.K.Y., Lai W.Y., Ng W.K. và cộng sự (2017), Global Prevalence of Helicobacter pylori Infection: Systematic Review and Meta-Analysis. Gastroenterology, 153(2), 420–429.
6. Đào Văn Long (2022), Xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày tá tràng. Bài giảng bệnh học nội khoa tập 2, Đại học Y hà Nội, nhà xuất bản y học, tr.64–71.
7. Tammaro L., Di Paolo M.C., Zullo A. và cộng sự (2008), Endoscopic findings in patients with upper gastrointestinal bleeding clinically classified into three risk groups prior to endoscopy, World J Gastroenterol, 14(32), 5046–5050.