ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT THỦNG ĐẠI TRÀNG TỰ PHÁT: CA LÂM SÀNG HIẾM GẶP VÀ ĐIỂM LẠI Y VĂN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh vỡ đại tràng tự phát hiếm gặp. 2. Kết quả điều trị phẫu thuật và điểm lại Y văn. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hồi cứu ca lâm sàng. Kết quả nghiên cứu: BN nam, 57T, có TS.điều trị hóa xạ trị ung thư thực quản (T3N1M0, SCC) và phẫu thuật ung thư amydal. Đã mổ mở thông dạ dày nuôi ăn do UT thực quản tái phát. Đau bụng đột ngột dưới sườn trái, hố chậu trái lan ra khắp bụng >24 h, kèm sốt.không nôn. Mạch 95 lần/phut, HA 120/70 mmhg. Khám bụng co cứng, đau khắp bụng, phản ứng thành bụng mạnh. Chụp bụng không chuẩn bị có liềm hơi D' hoành phải. Siêu âm bụng: Nhiều dịch tự do OB vùng hố chậu trái. Xét nghiệm: BC 17,36 G/L. Chẩn đoán: Thủng tạng rỗng/UTTQ đang điều trị/UT amydal đã PT. Tổn thương trong mổ: Ổ bụng nhiều dịch đục, giả mạc tập trung rãnh ĐT trái, douglas, tổn thương thủng ĐT trái 5 mm, bờ mềm. Mổ: Sinh thiết đại tràng trái, lau rửa bụng, khâu ĐT trái đưa đường khâu ra ngoài ổ bụng (HMNT) trên que ngang. Kết quả GPB: viêm loét niêm mạc ĐT mạn tính. Kết luận: Vỡ đại tràng tự phát là bệnh hiếm gặp thường xảy ra ổ người > 60 T, tỷ lệ Nam/Nữ là 2/1. Vị trí thường gặp là chỗ nối giữa đại tràng xich ma-trực tràng và đại tràng xích ma chiếm tỷ lệ từ hơn 50% đến 100%. Tỷ lệ mắc bệnh cao ở bệnh nhân táo bón kéo dài (68% → > 80%). Chẩn đoán trước mổ thủng đại tràng chiếm tỷ lệ thấp (9,5%-20,6%). CLVT là phương pháp chẩn đoán nhanh, hiệu quả, Phẫu thuật Hartmann chiếm tỷ lệ cao (>50%), tiếp đến là khâu lỗ thủng, làm HMNT, tỷ lệ biến chứng và tử vong cao (TV 31,1%-34,2%; Biến chứng có thể tới 67.7%). Chẩn đoán và mổ sớm là yếu tố quyết định làm giảm tỷ lệ biến chứng và TV. Thủng ĐT stercoral chiếm tỷ lệ cao và tiên lượng xấu hơn thủng Idiopathic.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo

2. Cho H, Han HY, Chun TJ, Yu Ik, Daejeon, Deajeon, KR and Deajeon R. Spontaneous Perfogation of the Colon: CT Finding and Clinical Characteristics. Poster type: Scientific Exhibit ECR 2012.

3. Kasahara Y, Matsumoto H, Umera H, Shiraga S and Kuyama T. (1981) Idiopathic Perfogation of The Sigmoid in Japan. World Journal of Surgery, 5, 125-130.

4. Chen JC, Chen CC, Liang J-T and Huang SF. Spontanous Bowel Perforgation in Infants and Young children: A Clinicopathologic Analysis of Pathogenesis. Journal of pediatric Gastroenterology and nutrition,30 432-435.

5. Siddharth P, Ravo B. (1988) Colorectal Neurovascular and anal sphinter, Surgical Clinics of North America, 68,1185-1200.

6. Sabah Al Shukry. Spontaneous Perforgation of the Colon Clinical Review of Five Episodes in Four Patients. Oman Med J 2009 Apr; 24(2): 137-141.

7. Ren Chongxi et al. Spontaneous colonic perforgation in adults: Evaluation of a pooled case series. Science Progress volume 103, Issue 3, july 2020.

8. Serpell JW, Nicholls RJ. Stercoral perforation of the colon. Br J Surg 1990; 77 (12): 1325-1329
