ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN VỠ LÁCH TRONG CHẤN THƯƠNG BỤNG KÍN TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115

Nguyễn Quang Huy1,, Đặng Khải Toàn1, Hoàng Xuân Song1
1 Bệnh viện Nhân dân 115, TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân vỡ lách do chấn thương bụng kín tại Bệnh viện Nhân dân 115. Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của 91 bệnh nhân vỡ lách do chấn thương bụng kín được điều trị từ tháng 1/2021 đến tháng 12/2023. Kết quả: Triệu chứng đau bụng vùng lách được ghi nhận ở 91,2% bệnh nhân, bệnh nhân có tình trạng chướng bụng chiếm 27,5%, Huyết áp tâm thu ≥ 90mmHg chiếm 93,4%. Siêu âm phát hiện dịch ổ bụng ở 89.1% bệnh nhân, và CT chẩn đoán chính xác đường vỡ nhu mô trong 42,9% trường hợp, Vỡ lách độ III chiếm tỷ lệ cao nhất (38,5%). Kết luận: Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng điển hình của vỡ lách bao gồm đau bụng, dịch ổ bụng trên siêu âm, và tổn thương nhu mô trên CT. Sự kết hợp giữa lâm sàng và cận lâm sàng là yếu tố cốt lõi để xác định hướng điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sarah Corn, Jared Reyes, Stephen D Helmer et al, (2019), "Outcomes following blunt traumatic splenic injury treated with conservative or operative management", Kansas journal of medicine,12, (3), pp. 83.
2. Trần Ngọc Dũng, (2019), Nghiên cứu điều trị không mổ vỡ lách trong chấn thương bụng kín tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Đại học Y Hà Nội, Luận án Tiến sĩ Y học.
3. Danh Bảo Quốc, Phạm Văn Năng, (2022), "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bảo tồn không phẫu thuật vỡ lách trong chấn thương bụng kín tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2021-2022", Tạp chí Y học Việt Nam,518, (2).
4. Trần Văn Đáng, (2010), Nghiên cứu chỉ định và kết quả điều trị bảo tồn vỡ lách do chấn thương bụng kín tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương, Học viện Quân Y, Luận án Tiến sĩ Y học.
5. Dominique Catherine Olthof, (2014),"Splenic injury diagnosis & splenic salvage after trauma".
6. Victor W McCray, James W Davis, Deborah Lemaster et al, (2008), "Observation for nonoperative management of the spleen: how long is long enough?", Journal of Trauma Acute Care Surgery,65, (6), pp. 1354-1358.
7. O Catalano, B Cusati, A Nunziata et al, (2006), "Active abdominal bleeding: contrast-enhanced sonography", Abdominal imaging,31, (1), pp 9-16.
8. Stella R Smith, Louise Morris, Stephen Spreadborough et al, (2018), "Management of blunt splenic injury in a UK major trauma centre and predicting the failure of non-operative management: a retrospective, cross-sectional study", European Journal of Trauma Emergency Surgery,44, pp. 397-406.