GIÁ TRỊ TIÊN LƯỢNG CỦA CHỈ SỐ SỐC THEO TUỔI TRONG PHÂN TẦNG NGUY CƠ TỬ VONG TRÊN BỆNH NHÂN THUYÊN TẮC PHỔI CẤP HUYẾT ĐỘNG ỔN ĐỊNH

Vũ Mạnh Nhân1,, Đặng Lê Kim Quyên1, Nguyễn Lâm Vĩnh Phúc2
1 Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á
2 Bệnh viện Đa khoa Nam Sài Gòn

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Thuyên tắc phổi cấp (TTP) là bệnh thường gặp trên thế giới và tỉ lệ tử vong còn cao. Thế giới với xu hướng phát triển can thiệp tích cực trên bệnh nhân huyết động ổn định nên chỉ số sốc theo tuổi (Age Shock Index – ASI), với độ nhạy cao để đánh giá sốc giai đoạn sớm, có thể góp phần phân tầng nguy cơ bệnh nhân TTP cấp huyết động ổn định. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định diện tích dưởi đường cong (Area Under the ROC curve – AUC), điểm cắt tối ưu cho ASI tiên lượng tử vong trên bệnh nhân TTP cấp huyết động ổn định. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: hồi cứu mô tả có phân tích trên 147 bệnh nhân TTP cấp huyết động ổn định. Kết quả: Tuổi trung bình của dân số nghiên cứu là 63,09±1,50 tuổi, tỉ lệ nữ giới gấp 1,94 lần nam giới. Tỉ lệ tử vong trong TTP huyết động ổn định là 12,9%. Yếu tố nguy cơ tử vong với tần số tim (OR=1,03; KTC 95%: 1,00 – 1,06; p=0,042), chỉ số sốc (OR=8,88; KTC 95%: 1,00 – 78,68; p=0,049), chỉ số sốc theo tuổi (OR=1,03; KTC 95%: 1,01 – 1,06; p=0,007). Chỉ số sốc theo tuổi có giá trị tiên lượng nguy cơ tử vong khá với AUC = 0,731 (KTC 95%: 0,624 – 0,839, p=0,001), điểm cắt tối ưu là 72,0, độ nhạy là 63,2%, độ đặc hiệu là 79,7%, giá trị tiên đoán dương (Positive Predictive Value – PPV) là 31,6%, giá trị tiên đoán âm (Negative Predictive Value – NPV) là 93,6%. Kết luận: ASI với giá trị tiên lượng tử vong nội viện khá cũng với tính đơn giản, dễ ứng dụng trên lâm sàng sẽ hỗ trợ thêm vào công cụ phân tầng nguy cơ của Hội Tim mạch Châu Âu (European Society of Cardiology – ESC) cũng như giảm bớt khó khăn lâm sàng của thang điểm PESI và sPESI gặp phải hiện tại.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Châu Ngọc Hoa và cs, Khuyến cáo của Hội Tim mạch học Việt Nam về chẩn đoán, điều trị và dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch, Hội Tim mạch học Việt Nam, 2022, tr. 1-92.
2. Bùi Hữu Minh Khuê, Đặc điểm điều trị tiêu sợi huyết và kết cục nội viện ở bệnh nhân thuyên tắc phổi nguy cơ trung bình – cao, Luận văn Thạc sĩ Y học - Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, 2023, tr. 1-86.
3. Hobohm L., et al, Definition of tachycardia for risk stratification of pulmonary embolism, Eur J Intern Med, 2020, 82, pp. 76-82.
4. Kemal Gokcek, et al, In-hospital mortality of acute pulmonary embolism: Predictive valueof shock index, modified shock index, and age shock index scores, Med Clin (Barc), 2022, 158(8), pp. 351-355.
5. Ozsu S, et al, Classification of high-risk with cardiac troponin and shock index in normotensive patients with pulmonary embolism, J Thromb Thrombolysis, 2018, 43 (2), pp. 179-183
6. Sanchez O., et al, Reduced-Dose Intravenous Thrombolysis for Acute Intermediate-High-risk Pulmonary Embolism: Rationale and Design of the Pulmonary Embolism International THrOmbolysis (PEITHO)-3 trial, Thromb Haemost, 2022, 122 (5), pp. 857-866.
7. Valiente Fernandez M, et al, Shock Index and Physiological Stress Index for reestratifying patients with intermediate-high risk pulmonary embolism, Med Intensiva (Engl Ed), 2024, 48 (6), pp. 309-316.
8. Yu T., et al, Age Shock Index is Superior to Shock Index and Modified Shock Index for Predicting Long-Term Prognosis in Acute Myocardial Infarction, Shock, 2017, 48 (5), pp. 545-550.