KẾT QUẢ ÁP DỤNG HÚT LIÊN TỤC DỊCH TRÊN BÓNG CHÈN TRONG CHĂM SÓC BỆNH NHÂN ĐẶT ỐNG NỘI KHÍ QUẢN

Lê Thị Hoàng Dịu1,, Nguyễn Tuấn Anh2
1 Bệnh viện Bạch Mai
2 Bệnh viện Lão Khoa Trung Ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét kết quả áp dụng hút liên tục dịch trên bóng chèn trong chăm sóc bệnh nhân được đặt ống nội khí quản tại Trung tâm Hồi sức tích cực- Bệnh viện Bạch Mai. Thiết kế nghiên cứu: quan sát mô tả cắt ngang trên 140 bệnh nhân được đặt ống nội khí quản và tiến hành hút dịch đường hô hấp trên với 2013 lần quan sát khoang miệng trên bệnh nhân hút hạ họng liên tục và 1120 lần hút hạ họng ngắt quãng tại trung tâm Hồi sức tích cực- Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 9 năm 2023 đến tháng 11 năm 2024. Kết quả: trong 140  bệnh nhân nghiên cứu với tỷ lệ nam/nữ: 2/1, tuổi trung bình: 60,88 ± 15,40, trong đó có 92 bệnh nhân được hút dịch hạ họng liên tục chiếm 65,71%. Tỷ lệ mức độ độ dịch hầu họng nhiều ở nhóm hút liên tục thấp hơn với nhóm hút ngắt quãng (8% so với 24,6%, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,05). Với bệnh nhân hút hạ họng liên tục, lượng dịch hút khoang miệng trung bình một ngày khoảng 39 – 66ml/ngày, nhiều nhất là 270ml/ngày, ít nhất khoảng 5-10 ml/ngày. Số lượng dịch hút trên cuff ở các bệnh nhân sử dụng ống nội khí quản Hilo-Evac cũng ít hơn ở nhóm bệnh nhân hút hạ họng liên tục (3,66 ± 13,9 so với 35,67 ± 36,1, p < 0,05 ở ngày 1). Kết luận: Kỹ thuật hút dịch đường hô hấp trên liên tục giúp làm giảm tần suất dịch đọng khoang miệng so với phương pháp chăm sóc tiêu chuẩn, đồng thời cũng làm giảm lượng dịch hút trên bóng khi so sánh với nhóm chăm sóc tiêu chuẩn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Trung Kiên (2012): Đánh giá đặc điểm vi khuẩn gây nhiễm khuẩn phổi ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại khoa Hồi sức tích cực. Luận văn Thạc sĩ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội.
2. Đặng Quốc Tuấn, Nguyễn Tất Thành, Trương Thái Phương, Phạm Hồng Nhung, Bùi Thị Hương Giang (2018): Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn Staphylococcus aureus tại khoa Hồi sức tích cực – bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí Y học Việt Nam, tập 471, tháng 10, số 1: 179-182.
3. CDC. Ventilator- Associated Event (VAE) for use adult location only. 2020.
4. Hoàng Khánh Linh. Nghiên cứu đặc điểm viêm phổi liên quan thở máy tại khoa Hồi sức tích cực bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 2017 - 2018. Luận văn chuyên khoa cấp II. Trường Đại học Y Hà Nội. 2018.
5. Hà Sơn Bình (2015). Nhận xét một số yếu tố liên quan và hiệu quả điều trị ở người bệnh viêm phổi liên quan đến thở máy, Luận văn Bác sỹ chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội.
6. Erdem H, Inan A, Altındis S, et al. (2014): Surveillance, control and management of infections in intensive care units in Southern Europe, Turkey and Iran--a prospective multicenter point prevalence study. J Infect. 2014;68(2):131-140. doi:10.1016/j.jinf.2013.11.001.