KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ÍT XÂM LẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH TIM BẨM SINH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả và khả năng thực hiện phẫu thuật ít xâm lấn điều trị bệnh tim bẩm sinh. Tóm tắt: Bệnh tim bẩm sinh chiếm khoảng 0,8 % tổng số trẻ sinh ra sống. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị từ hồi nhỏ có thể phát triển thành bệnh tim bẩm sinh ở người trưởng thành. Phẫu thuật tim hở điều trị bệnh sinh được thực hiện qua đường mở xương ức lần đầu tiên năm 1953 bởi Gibbon và đã trở thành thường qui tại các bệnh viện. Ngày nay, ngoài phẫu thuật kinh điển qua đường mở xương ức thì phẫu thuật ít xâm lấn điều trị bệnh tim bẩm sinh đang trở thành xu hướng và ngày càng phát triển rộng rãi. Tại bệnh viện E, phẫu thuật ít xâm lấn điều trị bệnh tim bẩm sinh được áp dụng từ năm 2012. Để đánh giá kết quả cũng như khả năng thực hiện kỹ thuật này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả. Từ tháng 1 năm 2012 đến tháng 12 năm 2023 có 1020 bệnh nhân tim bẩm sinh được phẫu thuật ít xâm lấn bao gồm 403 bệnh nhân thông liên nhĩ, 497 bệnh nhân thông liên thất, 70 bệnh nhân thông sàn nhĩ thất bán phần, 50 bệnh nhân tim bẩm sinh phức tạp (tứ chứng Fallot, thông sàn nhĩ thất thể toàn bộ, hội chứng Ebstein, tim một tâm thất). Các phẫu thuật ít xâm lấn được thực hiện bao gồm: mở ngực (trước bên hoặc nách phải, nách trái), nội soi hỗ trợ, nội soi toàn bộ. Kết quả: Không có bệnh nhân tử vong sớm sau mổ, không có bệnh nhân phải chuyển mở xương ức. Có 8 bệnh nhân phải mổ lại vì chảy máu: 5 bệnh nhân thông liên nhĩ, 3 bệnh nhân thông liên thất; 5 bệnh nhân tai biến mạch não sau mổ: 1 thông liên nhĩ, 3 thông liên thất, 1 thông sàn nhĩ thất bán phần. Có 4 bệnh nhân bị hẹp động mạch đùi chung phải mổ lại trong đó 2 bệnh nhân bị huyết khối ngay sau mổ và 2 bệnh nhân bị hẹp động mạch đùi chung; 3 bệnh nhân thông liên thất bị block nhĩ thất cấp 3 cần đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn. Kết luận: Phẫu thuật tim hở ít xâm lấn điều trị bệnh tim bẩm sinh có thể thực hiện an toàn với kết quả sớm tốt.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
phẫu thuật ít xâm lấn, bệnh tim bẩm sinh
Tài liệu tham khảo

2. Cheng, Y., et al. Totally endoscopic congenital heart surgery compared with the traditional heart operation in children. Wien Klin Wochenschr, 2013. 125(21-22): p. 704-8.

3. Dodge-Khatami, J., et al. Mini right axillary thoracotomy for congenital heart defect repair can become a safe surgical routine. Cardiol Young, 2022: p. 1-4.

4. Gao, C., et al. Totally robotic repair of atrioventricular septal defect in the adult. J Cardiothorac Surg, 2015. 10: p. 156.

5. Horer, J. Right Axillary Thoracotomy in Congenital Cardiac Surgery: Why, for Whom, and How? Ann Thorac Surg, 2021. 112(6): p. 2053-2054

6. Modi, P., A. Hassan, and W.R. Chitwood, Jr. Minimally invasive mitral valve surgery: a systematic review and meta-analysis. Eur J Cardiothorac Surg, 2008. 34(5): p. 943-52.

7. William S Stoney. Evolution of cardiopulmonary bypass. Circulation.2009.119(21).2844-53

8. Zhu, J., et al. Individualized strategy of minimally invasive cardiac surgery in congenital cardiac septal defects. J Cardiothorac Surg, 2022. 17(1): p. 5.
