ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TRẠNG THÁI ĐỘNG KINH

Trần Thanh Hùng1,2,, Đinh Vinh Quang2
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Nhân dân 115, Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Trạng thái động kinh (TTĐK) là một cấp cứu thần kinh cần được đánh giá và xử trí ngay lập tức để ngăn ngừa tử vong. Nghiên cứu này nhằm khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, hiệu quả điều trị và kết cục của bệnh nhân TTĐK tại Bệnh viện Nhân Dân 115. Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện từ tháng 1/2024 đến tháng 9/2024 tại Khoa Nội Thần kinh Tổng quát, Bệnh viện Nhân dân 115, trên các đối tượng từ 16 tuổi trở lên được chẩn đoán TTĐK theo tiêu chuẩn của Liên hội chống động kinh quốc tế (ILAE) năm 2015 và tiêu chuẩn Salzburg.2,3 Tiêu chuẩn loại trừ: các bệnh nhân co giật do bệnh lý rối loạn chuyển hoá cấp tính. Kết quả: Dân số nghiên cứu có tuổi trung vị 53,9 và tỷ lệ nam:nữ là 13:7. Tiền căn ghi nhận 95% bệnh nhân (BN) có bệnh nền, trong đó 35% có tiền căn động kinh. Kiểu trạng thái động kinh phổ biến nhất là TTĐK co cứng-co giật (65%), tiếp theo là TTĐK cục bộ vận động có suy giảm ý thức (25%) và TTĐK không co giật (10%). Kết quả cận lâm sàng cho thấy 100% điện não đồ (EEG) đo trong cơn ghi nhận hoạt động động kinh, trong khi EEG ngoài cơn chỉ phát hiện 10% trường hợp. Hình ảnh học ghi nhận bất thường ở 73,7% trường hợp, với tỷ lệ phát hiện tổn thương ở MRI và CT lần lượt là  81,9% và 72,7%. Có 4/7 trường hợp dịch não tuỷ (DNT) có bất thường nhưng không gợi ý nguyên nhân nhiễm trùng, trong đó có một trường hợp viêm não kháng thụ thể NMDA. Nguyên nhân chính của TTĐK là tổn thương cũ (55%), tiếp theo là căn nguyên ẩn (25%) và tổn thương cấp (20%). Thời gian trung vị bắt đầu điều trị là 9,9 phút. Tỷ lệ đáp ứng điều trị TTĐK là 85%. Theo kiểu TTĐK, tỷ lệ đáp ứng cao nhất ở TTĐK cục bộ vận động có suy giảm ý thức (100%), tiếp theo là TTĐK co cứng-co giật (84,6%) và thấp nhất ở TTĐK không co giật (50%). Tỷ lệ đáp ứng theo nguyên nhân cao nhất ở tổn thương cũ (90,9%), kế đến là căn nguyên ẩn (80%) và thấp nhất ở tổn thương cấp (75%). Kết luận và kiến nghị: Nghiên cứu này cho thấy cần nhận biết, chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời TTĐK để cải thiện tiên lượng. Việc đo EEG sớm, đặc biệt trong các trường hợp TTĐK không co giật, là cần thiết để phân loại, theo dõi và điều trị. Trong tương lai cần triển khai EEG tại giường để giúp chẩn đoán và điều trị TTĐK hiệu quả hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế Việt Nam. Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thần kinh. Quyết định số 3154/QĐ-BYT. Ngày ban hành: 21 tháng 08 năm 2014.
2. Trinka E, Cock H, Hesdorffer D, et al. A definition and classification of status epilepticus--Report of the ILAE Task Force on Classification of Status Epilepticus. Epilepsia. Oct 2015;56(10): 1515-23. doi:10.1111/epi.13121
3. Leitinger M, Trinka E, Zimmermann G, Beniczky S. Salzburg criteria for nonconvulsive status epilepticus: Details matter. Epilepsia. Nov 2019;60(11):2334-2336. doi:10.1111/epi.16361
4. Jobst BC, Ben-Menachem E, Chapman KE, et al. Highlights From the Annual Meeting of the American Epilepsy Society 2018. Epilepsy Curr. May-Jun 2019;19(3):152-158. doi:10.1177/ 1535759719844486
5. Fisher RS, Cross JH, D'Souza C, et al. Instruction manual for the ILAE 2017 operational classification of seizure types. Epilepsia. Apr 2017;58(4):531-542. doi:10.1111/epi.13671
6. Leitinger M, Gaspard N, Hirsch LJ, et al. Diagnosing nonconvulsive status epilepticus: Defining electroencephalographic and clinical response to diagnostic intravenous antiseizure medication trials. Epilepsia. Sep 2023;64(9):2351-2360. doi:10.1111/epi.17694
7. Leitinger M, Trinka E, Giovannini G, et al. Epidemiology of status epilepticus in adults: A population-based study on incidence, causes, and outcomes. Epilepsia. Jan 2019;60(1):53-62. doi:10.1111/epi.14607
8. Gillinder L, Warren N, Hartel G, Dionisio S, O'Gorman C. EEG findings in NMDA encephalitis - A systematic review. Seizure. Feb 2019;65:20-24. doi:10.1016/j.seizure.2018.12.015
9. Alldredge BK, Gelb AM, Isaacs SM, et al. A comparison of lorazepam, diazepam, and placebo for the treatment of out-of-hospital status epilepticus. N Engl J Med. Aug 30 2001;345(9):631-7. doi:10.1056/NEJMoa002141
10. Trinka E, Hofler J, Zerbs A, Brigo F. Efficacy and safety of intravenous valproate for status epilepticus: a systematic review. CNS Drugs. Jul 2014; 28(7): 623-39. doi:10.1007/s40263-014-0167-1