ĐÁNH GIÁ XỬ TRÍ CÁC TRƯỜNG HỢP RA NƯỚC ỐI Ở THAI NON THÁNG TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN NAM ĐỊNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả về xử trí các trường hợp ra nước ối ở thai non tháng tại Bệnh viện Phụ Sản Nam Định. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu trên 127 sản phụ ra nước ối có tuổi thai từ 22 tuần 6 ngày đến 36 tuần 6 ngày, từ tháng 01/2024 đến tháng 06/2024 tại Bệnh viện Phụ sản Nam Định. Kết quả: Có 48% số trường hợp điều trị giữ thai; 28,4% số ca được gây chuyển dạ và 22,0% số ca có chỉ định mổ lấy thai; chỉ 1,6% số ca chuyển dạ tự nhiên. Điều trị nội khoa giữ thai chủ yếu ở nhóm tuổi thai dưới 32 tuần (chiếm 67,2%); nhóm tuổi thai từ 35 tuần đến 36 tuần 6 ngày chủ yếu được gây chuyển dạ và mổ lấy thai (chiếm 73,7% và 53,6).Thời gian giữ thai trung bình là 5,67 ± 10,76 ngày. Đa số các trường hợp có chỉ định gây chuyển dạ, thực hiện trong vòng 6 đến 12 giờ kể từ khi ra nước ối (chiếm 80,6%). Kết luận: Những trường hợp ra nước ối ở thai non tháng được xử trí tích cực ở Bệnh viện Phụ sản Nam Định; chủ yếu điều trị giữ thai ở nhóm tuổi thai dưới 32 tuần; phần lớn những trường hợp có chỉ định gây chuyển dạ, tiến hành trong khoảng từ 6-12 giờ kể từ khi ra nước ối.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
ối vỡ non, thai non tháng
Tài liệu tham khảo

2. Phạm Văn Khương (2009), Nghiên cứu cách xử trí ối vỡ non tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương năm 2008, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa II, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.

3. Buchanan SL, Crowther CA, Levett KM et al. (2010), "Planned early birth versus expectant management for women with preterm prelabour rupture of membranes prior to 37 weeks' gestation for improving pregnancy outcome", Cochrane Database Syst Rev, CD004735.

4. D. Roberts, S. Dalziel (2006), "Antenatal corticosteroids for accelerating fetal lung maturation for women at risk of preterm birth", The Cochrane Database of Systematic Reviews, pp. CD004454.

5. C. Couteau, J.-B. Haumonté, F. Bretelle et al. (2013), "Pratiques en France de prise en charge des ruptures prématurées des membranes", Journal de Gynécologie Obstétrique et Biologie de la Reproduction, 42, pp. 21-28.

6. Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (2009), Bộ Y tế.

7. Daniel Surbek, Gero Drack, Olivier Irion et al. (2012), "Antenatal corticosteroids for fetal lung maturation in threatened preterm delivery: indications and administration", Archives of Gynecology and Obstetrics, 286, pp. 277-281.

8. "American College of Obstetricians and Gynecologists Committee on Obstetric Practice" (2008), ACOG Committee Opinion No. 402: Antenatal corticosteroid therapy for fetal maturation, pp. 111 - 805.

9. J. H. Harger, A. W. Hsing, R. E. Tuomala et al. (1990), "Risk factors for preterm premature rupture of fetal membranes: a multicenter casecontrol study", American Journal of Obstetrics and Gynecology, 163, pp. 130-137.
