TÌM HIỂU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, X-QUANG, CẮT LỚP VI TÍNH CỦA BỆNH NHÂN GÃY KÍN DUPUYTREN ĐƯỢC KẾT XƯƠNG BÊN TRONG TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Gãy Dupuytren là một tổn thương đặc biệt vùng cổ chân, là một tổn thương thường gặp trên lâm sàng. Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm hiểu đặc điểm lâm sàng, XQ, CT Scanner của loại gãy này. Đối tượng, phương pháp: Đối tượng nghiên cứu gồm 38 BN gãy kín Dupuytren, được phẫu thuật kết xương bên trong từ 9/2015-6/2020 tại Bệnh viện TWQĐ 108. Có 22 nam và 16 nữ, tuổi trung bình 46,26 tuổi (22-72), trong đó gãy ở chân trái là 23 BN, gãy chân phải là 15 BN. Nguyên nhân tổn thương là TNGT gặp ở 20 BN, do TNLĐ gặp ở 2 BN, do ngã gặp ở 13 BN, do TNTT gặp ở 3 BN. Các BN được chụp XQ thẳng, nghiêng. Chụp CT Scanner được thực hiện ở 20 BN gãy 3 mắt cá. Các đặc điểm lâm sàng, XQ, CT Scanner được thu thập và phân tích. Kết quả: 20 BN gãy 3 mắt cá, 17 BN gãy 2 mắt cá, 1 BN gãy mắt cá ngoài đơn thuần. Có 2 BN gãy loại I, 8 BN gãy loại II, 4 BN gãy loại III, 2 BN gãy loại IV theo phân loại gãy mắt cá sau của Bartonicek. Có 23 BN gãy kiểu Weber B và 13 BN kiểu Weber C. Tất cả BN đều có hình ảnh tổn thương mộng chày mác và bán trật xương sên ra ngoài. Cơ chế tổn thương chính là xoay ngoài (33/38 BN). Chẩn đoán gãy mắt cá sau dựa vào đường gãy chéo vát trên phim XQ tư thế nghiêng của 20 BN và hình ảnh đường viền kép ở 4 BN và hình núi mờ ở 16 BN trên phim X quang thẳng. CT Scan cho thấy kích thước, vị trí gãy, hình ảnh lún, chèn mảnh gãy nhỏ, di lệch lớn của mảnh gãy mắt cá sau ngay trên diện khớp. Kết luận: Gãy Dupuytren với các tổn thương đặc trưng: Gãy mắt cá ngoài, gãy mắt cá trong hoặc đứt dây chằng Delta; doãng mộng chày mác, có hoặc không có kèm gãy mắt cá sau. Cơ chế tổn thương chủ yếu là xoay ngoài cổ chân. XQ có thể chẩn đoán được gãy Dupuytren, tuy nhiên XQ có một số hạn chế trong chẩn đoán tổn thương gãy mắt cá sau, vì vậy nên chụp CT Scans để đánh giá gãy mắt cá sau.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Gãy Dupuytren, gãy 2 mắt cá, gãy 3 mắt cá
Tài liệu tham khảo
2. Verhage S. (2019), Management of the posterior malleolus in trimalleolar fractures. 179, Leiden University, the Netherlands.
3. Karande V., Nikumbha V.P., Desai A. el all. (2017), “Study of surgical management of malleolar fractures of ankle in adults”, Int J Orthop Sci, 3(3), 783–787.
4. Bartoníček J., Rammelt S., Tuček M. el all. (2015), “Posterior malleolar fractures of the ankle”, Eur J Trauma Emerg Surg, 41(6), 587–600.
5. Ma Ngọc Thành (2010), Đánh giá kết quả phẫu thuật gãy kín mắt cá chân tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức, Luận văn thạc sĩ y học đại học y Hà Nội.
6. Đỗ Tuấn Anh (2016). Kết quả phẫu thuật gãy kín xương mắt cá chân ở người trưởng thành tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Luận văn thạc sĩ y học đại học y Hà Nội.
7. SooHoo N.F., Krenek L., Eagan M.J. et all (2009). “Complication Rates Following Open Reduction and Internal Fixation of Ankle Fractures”. JBJS, 91(5), 1042–1049.
8. Samuel B. Adams., David. M. Tainter, Michel A. Taylor (2020) “‘Malleolar Fractures and Soft Tissue Injuries of the Ankle’”, Skeletal Trauma, 6 Edition; Chapter 66: 2446- 2484.