NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG TRONG BỆNH XƠ CỨNG RẢI RÁC CÓ BIỂU HIỆN MẮT
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Phân tích đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng có liên quan trong chẩn đoán bệnh xơ cứng rải rác có biểu hiện mắt. Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: 36 bệnh nhân bị bệnh xơ cứng rải rác được chẩn đoán xác định theo tiêu chuẩn Mc Donald 2010 và 36 bệnh nhân được chẩn đoán viêm thị thần kinh do nguyên nhân khác có đầy đủ thông tin tiền sử, bệnh sử, triệu chứng lâm sàng, chụp cộng hưởng từ, xét nghiệm và dịch não tủy, lâm sàng sau điều trị đợt cấp 5 ngày với Solumedrol 1000mg/ngày. Nghiên cứu hồi cứu mô tả có phân tích. Kết quả: Tuổi khởi phát trung bình 31,75 ± 12,2, khởi phát ≤ 40 tuổi chiếm 75%. Người trẻ (≤ 40 tuổi) thường khởi phát với triệu chứng thị giác hơn, trong khi người cao tuổi (> 40 tuổi) thường khởi phát với triệu chứng vận động và cảm giác hơn. Số đợt tái phát trung bình là 3,8 với 50% mắt có thị lực đếm ngón tay < 3m sau 5 đợt tái phát, 50% bệnh nhân mất sức lao động sau 4 đợt tái phát. Tỷ lệ vị trí tổn thương trên MRI xuất hiện theo thời gian và không gian giúp chẩn đoán xơ cứng rải rác có thứ tự là não 86,1%, thần kinh thị 80,6% và tủy sống 72,2%. Thể tái phát thuyên giảm thường gặp nhất so với các thể khác (88,9%). Trước một người bệnh viêm thần kinh thị có cả ba đặc điểm gồm thần kinh thị tăng cản từ trên MRI, giới nữ, và độ tuổi ≤ 40 thì khả năng do bệnh xơ cứng rải rác cao gấp 15 lần bệnh nhân không có các yếu tố này (OR = 15; KTC 95% 2,5-92,1; p = 0,004). Kết luận: Bệnh nhân viêm thần kinh thị có biểu hiện thần kinh thị tăng cản từ trên MRI, tuổi ≤ 40 và là nữ giới cần thực hiện MRI sọ não bắt buộc 3 tháng sau để chẩn đoán xác định. Điều trị sớm bệnh xơ cứng rải rác bằng thuốc ức chế miễn dịch để ngừa biến chứng mù và mất sức lao động sớm ở người trẻ
Chi tiết bài viết
Từ khóa
viêm thị thần kinh, xơ cứng rải rác, chụp cộng hưởng từ
Tài liệu tham khảo

2. Edwards S., Zvartau M., Clarke H., et al. (1998). "Clinical relapses and disease activity on magnetic resonance imaging associated with viral upper respiratory tract infections in multiple sclerosis". J Neurol Neurosurg Psychiatry, 64 (6), pp. 736-41.

3. World Health Organization (2008), Atlas multiple sclerosis resources in the world 2008. World Health Organization. Multiple sclerosis international federation, WHO library Cataloguing in publication Data, pp. 1-50.

4. Atkins E. J., Drews-Botsch C. D., Newman N. J., et al. (2008). "Management of optic neuritis in Canada: survey of ophthalmologists and neurologists". Can J Neurol Sci, 35 (2), pp. 179-84.

5. Kale N. (2016). "Optic neuritis as an early sign of multiple sclerosis". Eye and Brain, 8, pp. 195-202.

6. Kim S. H., Huh S. Y., Kim W., et al. (2013), "Clinical characteristics and outcome of multiple sclerosis in Korea: does multiple sclerosis in Korea really differ from that in the Caucasian populations?", Mult Scler, 19 (11), pp. 1493-8.

7. Tan Chong-Tin (1988), "Multiple sclerosis in Malaysia", Archives of Neurology, 45(6), pp.624-627.

8. Siritho S., Prayoonwiwat N. (2007), "A retrospective study of multiple sclerosis in Siriraj Hospital, Bankok, Thailand", Can J Neurol Sci, 34 (1), pp. 99-104.

9. Nguyễn Văn Tuận (2011), "Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh xơ cứng rải rác tại Bệnh viện Bạch Mai", Luận án Tiến sĩ Y học, Viện nghiên cứu khoa học Y dược lâm sàng 108.

10. Mohamed Hussein Hussein, Farouk Aggag Mohamed, Osman Mohamed Wael, et al. (2019), "Demographic, clinical and paraclinical characteristics of a sample of egyptian multiple sclerosis (ms) patients attending ms clinic in Al-azhar University Hospitals", Al-Azhar Medical Journal, 48 (4), pp. 387-396.
