BỆNH RĂNG MIỆNG NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH VÙNG ĐÔNG NAM BỘ

Trịnh Đình Hải1,, Trịnh Hải Anh Anh1,2, Đinh Diệu Hồng1
1 Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội
2 Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu về tình trạng sức khỏe răng miệng người trưởng thành vùng Đông Nam Bộ của Việt Nam trong hơn hai thập kỷ qua bao gồm tình trạng sâu răng và bệnh quanh răng cũng như tình trạng điều trị phục hồi các răng sâu để bảo tồn răng cho cộng đồng. Mục tiêu của nghiên cứu là cung cấp các số liệu cần thiết cho các chương trình dự phòng các bệnh răng miệng cho cộng đồng. Qua phân tích và bàn luận các kết quả, chúng tôi rút ra các kết luận là: - Về tình trạng sâu răng ở người trưởng thành, năm 1999 ở cả 3 nhóm tuổi, tỷ lệ sâu răng rất cao, từ 93.8% đến 97.4%. Chỉ số DMFT từ 4.48 đến 11.05. Sau 2 thập kỷ, năm 2019, tỷ lệ sâu răng giảm xuống còn 55.2% đến 74.4%. Nhưng chỉ số DMFT từ 4.25 đến 12.38. - Về tình trạng điều trị bảo tồn các răng sâu, năm 1999, tỷ lệ răng bị sâu đã được điều trị rất thấp ở cả 3 nhóm tuổi và đều dưới 10.00%. Sau 2 thập kỷ, năm 2019, tỷ lệ răng bị sâu đã được điều trị đã được cải thiện nhưng vẫn còn ở mức thấp. - Về bệnh nha chu, năm 1999, hầu hết người trưởng thành ở cả 3 nhóm tuổi đều bị chảy máu lợi hoặc/và có túi nha chu với tỷ lệ trên 97.00%. Sau 2 thập kỷ, năm 2019 tỷ lệ người trưởng thành bị chảy máu lợi hoặc/và có túi nha chu giảm rõ rệt, ở mức 44.8% - 60.8%. Sau 2 thập kỷ, sức khỏe nha chu của người trưởng thành đã được cải thiện.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trịnh Đình Hải, Nguyễn Thị Hồng Minh, Trần Cao Bính. National Oral Health Survey of Vietnam 2019. Medical publishing house. Hanoi 2019.
2. Trần Văn Trường, Trịnh Đình Hải, Lâm Ngọc Ấn. Điều tra sức khoẻ răng miệng toàn quốc. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 2002.
3. Trịnh Đình Hải. Bệnh học quanh răng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2013.
4. Maria E. Itoiz, Fermin A. Carranza. Clinical periodontology. Philadelphia, 2019.