NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH X-QUANG VÀ CỘNG HƯỞNG TỪ NHỮNG BỆNH NHÂN ĐƯỢC PHẪU THUẬT TRƯỢT THÂN ĐỐT SỐNG HAI TẦNG LIỀN KỀ VÙNG THẮT LƯNG TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 175

Nguyễn Xuân Phương1,, Phạm Ngọc Hào1, Trần Trung Kiên2
1 Bệnh viện Quân y 103
2 Bệnh viện Quân y 175

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục đích: Nhận xét một số đặc điểm hình ảnh x- quang và cộng hưởng từ những bệnh nhân được phẫu thuật trượt thân đốt sống hai tầng liền kề vùng thắt lưng tại Bệnh viện quân y 175. Đối tượng- phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả từ tháng 5/2020 – tháng 12/2023, 30 bệnh nhân trượt đốt sống hai tầng liền kề vùng thắt lưng được phẫu thuật bằng kĩ thuật nẹp vít qua cuống và hàn xương liên thân đốt đường vào lối sau tại Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Quân y 175. Đánh giá các đặc điểm X- quang và cộng hưởng từ. Kết quả: Trên phim chụp X-quang, 60% bệnh nhân nhân trượt đốt sống ở vị trí L4L5S1 và 40% bệnh nhân trượt đốt sống ở vị trí L3L4L5. Phần lớn bệnh nhân trượt đốt sống độ I (63,3%); chỉ có 36,7% bệnh nhân bị trượt đốt sống độ II; 50% bệnh nhân có hình ảnh khuyết eo và 60% bệnh nhân có hình ảnh thoái hoá trên phim chụp X-quang. Trên hình ảnh phim chụp cộng hưởng từ, tất cả các bệnh nhân có thoát vị đĩa đệm, trong đó 86,7% bệnh nhân có kèm theo thoát vị đĩa đệm hai tầng và 13,3% bệnh nhân có kèm hình ảnh thoát vị đĩa đệm một tầng. Đa số bệnh nhân có hẹp ống sống, hẹp lỗ liên hợp, phì đại diện khớp và phì đại dây chằng vàng (76,7%). Kết luận: Trên phim chụp X- quang, vị trí trượt đốt sống hay gặp ở L3L4L5 (60%); phần lớn bệnh nhân trượt đốt sống độ I (63,3%). Trên phim cộng hưởng từ, tất cả bệnh nhân trượt đốt sống 2 tầng thường kèm theo thoát vị đĩa đệm và đa số có hẹp ống sống, hẹp lỗ liên hợp, phì đại diện khớp và phì đại dây chằng vàng (76,7%).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Handbook of Spine Surgery, in Handbook of Spine Surgery. 2016, Georg Thieme Verlag KG: Stuttgart.
2. Layegh Mahsa, Hejazian Ebrahim (2017) Prevalence of spondylolysis and spondylolisthesis in patients afflicted with chronic back pain in Babol City, Iran, during 2012 and 2013. Iranian Journal of Neurosurgery. 3(1): 8-14.
3. Nikaido T., Konno S. I. (2022) Usefulness of Lateral Lumbar Interbody Fusion Combined with Indirect Decompression for Degenerative Lumbar Spondylolisthesis: A Systematic Review. Medicina (Kaunas). 58(4).
4. Vũ Nguyễn, Giang Nguyễn Thị Hương, Hải Đinh Mạnh, et al. (2023) Kết quả phẫu thuật vít qua da và ghép xương liên thân đốt qua lỗ liên hợp xâm lấn tối thiểu điều trị trượt đốt sống thắt lưng tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 171(10): 313-320.
5. Luan H., Wang Y., Liu K., et al. (2022) Efficacy of transforaminal lumbar interbody fusion in the treatment of double-level lumbar spondylolisthesis with sagittal imbalance. BMC Musculoskelet Disord. 23(1): 1038.
6. Eghbal K., Pourabbas B., Abdollahpour H. R., et al. (2019) Clinical, Functional, and Radiologic Outcome of Single- and Double-Level Transforaminal Lumbar Interbody Fusion in Patients with Low-Grade Spondylolisthesis. Asian J Neurosurg. 14(1): 181-187.
7. Iguchi T., Nishida K., Ozaki T., et al. (2012) Grade three disc degeneration is a critical stage for anterior spondylolisthesis in lumbar spine. Eur Spine J. 21(11): 2134-2139.
8. De C., De C. (2021) Impact of Concomitant Spinal Canal Stenosis on Clinical Presentation of Adult Onset Degenerative Lumbar Spondylolisthesis: A Study Combining Clinical and Imaging Spectrum. Cureus. 13(11): e19536