TÌNH HÌNH KIỂM SOÁT HUYẾT ÁP VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI KHMER TĂNG HUYẾT ÁP TẠI THỊ XÃ VĨNH CHÂU, TỈNH SÓC TRĂNG NĂM 2024
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ kiểm soát huyết áp (KSHA) và một số yếu tố liên quan ở người Khmer tăng huyết áp tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2024. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 400 người Khmer tăng huyết áp từ 18 tuổi trở lên đang sinh sống trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Kết quả: Tỷ lệ KSHA là 60,5%. Trong đó, tỷ lệ KSHA ở nữ là 64,8% cao hơn 52,5% ở nam giới. Nghiên cứu ghi nhận thừa cân-béo phì (OR=3,048; p<0,001), chế độ ăn giảm mặn (OR=15,098; p<0,001), hút thuốc lá (OR=3,576; p<0,05), hoạt động thể lực (OR=5,033; p<0,001) và tuân thủ điều trị (OR=2,789; p<0,05) là những yếu tố có liên quan đến KSHA. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ KSHA là 60,5%, việc thực hiện tốt các biện pháp kiểm soát cân nặng, tuân thủ chế độ ăn uống, sinh hoạt và dùng thuốc để có thể giúp KSHA.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Kiểm soát huyết áp, người Khmer, yếu tố liên quan
Tài liệu tham khảo


2. Dương Ngọc Định (2022), Nghiên cứu tình hình và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân tăng huyết áp chưa kiểm soát tại Bệnh viện đa khoa Kiên Giang năm 2021-2022, Tạp chí Y dược học Cần Thơ, Số 53/2022, Trang 34-40. https://tapchi.ctump.edu. vn/index.php/ctump/article/view/171/424

3. Lewington S, Clarke R, Quizilbash N, et al (2002); Prospective Studies Collaboration Age-specific relevance of usual blood pressure to vascular mortality: a meta-analysis of individual data for one million adults in 61 prospective studies, the Lancet, Volume 360, Issue 9349, pp1903-1913.

4. Mancia G, Fagard R, Narkiewicz N, et al (2013), 2013 ESH/ESC Guidelines for the management of arterial hypertension: the Task Force for the management of arterial hypertension of the European Society of Hypertension (ESH) and of the European Society of Cardiology (ESC), European Heart Journal, Volume 34, Issue 28, pp 2159–2219,. DOI: 10.1093/eurheartj/eht151

5. Lê Hoàng Phong (2014), Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp và biến chứng ở người Khmer tỉnh Sóc Trăng năm 2013, Luận án chuyên khoa cấp II, trường đại học Y dược Cần Thơ, Cần Thơ.

6. Solomon M, Negussie Y M, Bekele N T, et al (2022), "Uncontrolled blood pressure and associated factors in adult hypertensive patients undergoing follow-up at public health facility ambulatory clinics in Bishoftu town, Ethiopia: a multi-center study", BMC Cardiovascular Disorders, 23(1):258. doi: 10.1186/s12872-023-03290-z.


7. Đỗ Văn Tuấn (2016), Nghiên cứu tình hình, đánh giá kết quả kiểm soát huyết áp và tìm hiểu các yếu tố liên quan đến không kiểm soát được huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết áp ≥ 40 tuổi trở lên tại thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng năm 2015-2016, Luận án chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Cần Thơ.

8. Nguyễn Vũ Thảo Vy (2023), Nghiên cứu tỷ lệ người bị tăng huyết áp điều trị không đạt mục tiêu và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân điều trị ngoại trú tại phòng khám nội, Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế, Tạp chí Y Dược Huế, Số 7, tập 13, Tr 190-197.
