THỰC TRẠNG KHÁNG KHÁNG SINH CỦA MỘT SỐ CHỦNG VI KHUẨN GÂY NHIỄM KHUẨN TIẾT NIỆU TẠI BỆNH VIỆN E

Lê Hạ Long Hải1,2,, Nguyễn Thị Nga1, Đỗ Thị Thu Hương3, Nguyễn Văn Sơn3
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Da liễu Trung ương
3 Bệnh viện E

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nhiễm khuẩn tiết niệu là bệnh lý phổ biến với khả năng tái phát cao. Tình trạng lây nhiễm các chủng vi khuẩn kháng thuốc gây giảm hiệu quả điều trị và tăng gánh nặng về chi phí. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang nhằm xác định các vi khuẩn thường gặp và mức độ kháng kháng sinh của chúng trong mẫu cấy nước tiểu tại Bệnh viện E. Kết quả: E. coli là tác nhân hàng đầu gây nhiễm khuẩn tiết niệu với tỉ lệ 30,9%. Tiếp sau là P. aeruginosa, K. pneumoniae, E. faecium và E. faecalis với tỉ lệ lần lượt là 14%, 10%, 8,1% và 4,3%. E. coli kháng cao nhất với trimethoprim/sulfamethoxazole (100%), nhạy cảm cao nhất với ertapenem (98,2%). Tỉ lệ E. coli sinh ESBL là 54,6%. K. pneumoniae kháng cao nhất với trimethoprim/sulfamethoxazole (100%); nhạy cảm cao nhất với amikacin (68,5%). Tỉ lệ K. pneumoniae sinh ESBL là 22,4%. P. aeruginosa kháng cao nhất với levofloxacin (92,6%) và nhạy cảm nhất với piperacillin/tazobactam (41,2%). E. faecium kháng hoàn toàn với penicillin; ampicillin; và ciprofloxacin. Tỉ lệ E. faecium kháng vancomycin là 11,1% và chưa thấy xuất hiện chủng kháng linezolid. E. faecalis kháng cao nhất với tetracycline (91,4%); 100% số chủng còn nhạy cảm với linezolid và vancomycin. Kết luận: Các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn tiết niệu hàng đầu là E. coli; P. aeruginosa; K. pneumoniae; E. faecium và E. faecalis đã kháng lại hầu hết các kháng sinh thử nghiệm với mức độ đề kháng khác nhau.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ngô Đức Kỷ. Khảo sát tỷ lệ kháng kháng sinh của vi khuẩn Escherichia coli gây nhiễm khuẩn tiết niệu ở bệnh nhân đái tháo đường. Accessed November 17, 2024. https://tapchiyhocvietnam. vn/index.php/vmj/article/view/2009/1812
2. Trần Quốc Huy và cộng sự. Tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu và kháng kháng sinh tại bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2021. Tạp Chí Học Việt Nam. 2023;523(1). doi:10.51298/vmj. v523i1.4459
3. Phạm Hiền Anh và cộng sự. Tình hình kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn gây nhiễm khuẩn tiết niệu tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc giai đoạn 2018 - 2019. J 108 - Clin Med Phamarcy. Published online April 21, 2022. doi:10.52389/ydls.v17i3.1201
4. Nguyen SN, Thi Le HT, Tran TD, Vu LT, Ho TH. Clinical Epidemiology Characteristics and Antibiotic Resistance Associated with Urinary Tract Infections Caused by E. coli. Int J Nephrol. 2022;2022:2552990. doi:10.1155/2022/2552990
5. Shaki D, Hodik G, Elamour S, et al. Urinary tract infections in children < 2 years of age hospitalized in a tertiary medical center in Southern Israel: epidemiologic, imaging, and microbiologic characteristics of first episode in life. Eur J Clin Microbiol Infect Dis. 2020;39(5):955-963. doi:10.1007/s10096-019-03810-w
6. Salh KK. Antimicrobial Resistance in Bacteria Causing Urinary Tract Infections. Comb Chem High Throughput Screen. 2022;25(7):1219-1229. doi:10.2174/1386207324666210622161325
7. Lưu Thị Nga và cộng sự. Phát hiện gen mã hóa carbapenemase ở những chủng Pseudomonas aeruginosa không có kiểu hình đề kháng. Accessed December 3, 2024. https://tapchiyhoc vietnam.vn/index.php/vmj/article/view/9721/8559
8. Quế Anh Trâm. Nghiên cứu đặc điểm kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn gram dương gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu phân lập được tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An (1/2021 – 12/2021). Tạp Chí Học Việt Nam. 2022;517(1). doi:10.51298/vmj.v517i1.3187