BIẾN CHỨNG, THỜI GIAN NẰM VIỆN VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN SAU PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ VIÊM RUỘT THỪA CẤP TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm đánh giá thời gian nằm viện, tỷ lệ biến chứng và các yếu tố liên quan sau phẫu thuật nội soi điều trị viêm ruột thừa cấp tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu được thực hiện trên 180 bệnh nhân được chẩn đoán viêm ruột thừa cấp và điều trị bằng phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương từ 01/01/2018 đến 31/12/2018. Các đặc điểm bệnh nhân, chỉ số xét nghiệm, hình ảnh CT-scan, kỹ thuật phẫu thuật, thời gian từ nhập viện đến phẫu thuật, thời gian nằm viện và biến chứng hậu phẫu được phân tích. Phân tích hồi quy tuyến tính được sử dụng để xác định các yếu tố liên quan đến thời gian nằm viện, trong khi hồi quy logistic đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ biến chứng. Kết quả: Tổng cộng 180 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu, với tuổi trung bình 44,5 ± 17,2 tuổi. Thời gian nằm viện trung bình là 6,8 ± 3,3 ngày. Các yếu tố có mối liên quan với thời gian nằm viện bao gồm: CRP trung bình (R = 0,332, p = 0,012), kích thước ruột thừa (R = 0,262, p = 0,03), thời gian từ nhập viện đến phẫu thuật (R = 0,303, p < 0,001). Tỷ lệ biến chứng sau phẫu thuật là 2,2%, bao gồm 3 trường hợp áp xe tồn lưu (1,7%) và 1 trường hợp tắc ruột (0,6%). Neutrophil trung bình là yếu tố duy nhất có liên quan đến biến chứng (p = 0,005). Kết luận: Phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa là phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn, với tỷ lệ biến chứng thấp (2,2%) và thời gian hồi phục tương đối nhanh. CRP trung bình, kích thước ruột thừa và thời gian từ nhập viện đến phẫu thuật có ảnh hưởng đến thời gian nằm viện, trong khi tỷ lệ bạch cầu trung tính liên quan đến nguy cơ biến chứng. Việc chẩn đoán sớm và can thiệp kịp thời có thể giúp tối ưu hóa kết quả điều trị.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa, Viêm ruột thừa cấp, Thời gian nằm viện, Biến chứng hậu phẫu, CPR, Neutrophil
Tài liệu tham khảo


2. Walędziak M, et al. Risk factors for serious morbidity, prolonged length of stay after laparoscopic appendectomy. Sci Rep. 2019;9: 14793. doi:10.1038/s41598-019-51172-2.


3. Zhang P, et al. Factors affecting the length of hospital stay after laparoscopic appendectomy. PLoS ONE. 2020;15(12):e0243575. doi:10.1371/ journal.pone.0243575.


4. Bass GA, et al. Clinical practice selectively follows acute appendicitis guidelines. Eur J Trauma Emerg Surg. 2023;49:45-56. doi:10.1007/s00068-022-02208-2.


5. Hori T, et al. Laparoscopic appendectomy for acute appendicitis. World J Gastroenterol. 2017; 23(32): 5849-5859. doi:10.3748/wjg. v23.i32.5849.


6. Abe T, et al. Risk factors of converting to laparotomy in laparoscopic appendectomy. Clin Exp Gastroenterol. 2013;6:109-114. doi:10.2147/ CEG.S41571.


7. Surabhi A, et al. Post-Operative Outcomes of Laparoscopic Appendectomy. Cureus. 2023; 15(5):e38868. doi:10.7759/cureus.38868.


8. Tran Nhu Y, et al. Đặc điểm lâm sàng và kết quả sớm của phẫu thuật nội soi. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2023;(61):78-79.
