TỶ LỆ HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH SÂU CHI DƯỚI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH SÂU CHI DƯỚI TRÊN BỆNH NHÂN BỆNH THẬN GIAI ĐOẠN CUỐI ĐẶT CATHETER ĐÙI LỌC MÁU CẤP CỨU
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Đặt catheter đùi lọc máu cấp cứu là tình trạng khá phổ biến ở bệnh nhân bệnh thận giai đoạn cuối gây ra biến chứng như huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới với tỷ lệ ghi nhận được là 16,7%, triệu chứng chồng lấp có nguy cơ tử vong cao. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới ở bệnh nhân bệnh thận giai đoạn cuối đặt catheter đùi lọc máu cấp cứu và một số yếu tố liên quan huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu ngẫu nhiên 50 bệnh nhân bệnh thận giai đoạn cuối đặt catheter đùi lọc máu cấp cứu tại Khoa Thận-Thận nhân tạo, Bệnh viện đa khoa Trung Ương Cần Thơ từ tháng 4/2023 đến tháng 4/2024. Kết quả: Trong 50 bệnh nhân tham gia nghiên cứu tuổi trung bình 55,64 ± 18,36, nam giới chiếm 40%, tỷ lệ huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới ở bệnh nhân bệnh thận giai đoạn cuối đặt catheter đùi lọc máu cấp cứu 18%. Có mối liên quan giữa tiền sử mắc bệnh ung thư, tình trạng bất động với huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới với OR lần lượt là 15,6 (2,25-108,11), 39 (5,35-283,86) với p<0,001. Khi phân tích hồi quy logistic đa biến, các yếu tố ung thư và tình trạng bất động là những yếu tố tác động đồng thời gây nên huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới với giá trị p<0,05. Trên tổng số 9 bệnh nhân huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới có 2 bệnh nhân biểu hiệu triệu chứng lâm sàng rõ ràng, 6 trên 9 bệnh nhân huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới có liên quan đến chân đặt catheter. Kết luận: Tỷ lệ huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới chiếm 18%, có mối liên quan đến tiền sử mắc bệnh ung thư, tình trạng bất động, chân đặt catheter. Đa số bệnh nhân huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới không biểu hiện triệu chứng lâm sàng rõ ràng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
bệnh thận giai đoạn cuối, catheter đùi, huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới, lọc máu cấp cứu
Tài liệu tham khảo

2. Trí Nguyễn Văn. (2014), “Bệnh thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch”, Chi nhánh TP Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Y học, tr.1-40

3. Ali Akbar Heydari (MD), et al. (2015), “The role of daily measurement of lower limb circumference in early diagnosis of deep vein thrombosis in the presence of other risk factors in patients admitted to Infectious Diseases Ward of Imam Reza Hopital, Mashhad, during 2012-2013”, Patient Safety and Quality Improvement Journal, 2015,286-290., 3(4), pp.286-290.

4. Alikhan R, Cohen A.T., Combe S. (2004), “Risk Factors for Venous Thromboembolism in Hospitalized Patient With Acute Medical Illness: Analysis of the MEDENOX Study”, Arch. Intern. Med., 164(9), pp.963-968.

5. Ayatollahzade I. F., Pashang M., Omran A.S., Saadat S., et al (2013), “Comparing the impact of supine and leg elevation positions during coronary artery bypass graft on deep vein thrombosis occurrence: a randomized clinical trial study”, Journal of Vascular Nursing, 31(2), pp. 64-67.

6. Hamid RS, Kakaria AK, Khan SA, Mohammed S, Al-Sukaiti R, Al-Riyami D et al. Safety and complications of double-lumen tunnelled cuffed central venous dialysis catheters: clinical and radiological perspective from a tertiary centre in Oman. Sultan Qaboos Univ Med J. 2015;15(4): e501-6. PubMed| Google Scholar

7. Mir Mohammad Miri, Reza Goharani, Mohammad Sistanizad (2017), “Deep Vein Thrombosis among Intensive Care Unit Patients; an Epidemiologic Study”, Emergency, 5 (1): e13,

8. Parienti J-J, Mongardon N, Mégarbane B, Mira J-P, Kalfon P, Gros A et al. Intravascular complications of central venous catheterization by insertion site. N Engl J Med. 2015;373(13): 1220-9. PubMed| Google Scholar
