ĐẶC ĐIỂM ĐAU THÔNG QUA THANG ĐIỂM HÀNH VI (BPS) Ở BỆNH NHÂN THÔNG KHÍ NHÂN TẠO TẠI TRUNG TÂM HỒI SỨC TÍCH CỰC – BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Nguyễn Văn Huy1,2,, Bùi Quang Hân1, Quản Thị Lan Anh1, Nguyễn Thị Nhung1, Dương Hồng Minh1
1 Bệnh viện Bạch Mai
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm đau theo thang điểm Behavioral Pain Scale (BPS) ở người bệnh có thở máy xâm nhập tại Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên nhóm bệnh nhân thở máy xâm nhập từ 48 giờ trở lên, từ tháng 4 năm 2024 đến tháng 6 năm 2024. Các thông số về mức độ đau (BPS), đặc điểm lâm sàng, tình trạng bệnh lý nền, và các yếu tố liên quan được thu thập và phân tích. Kết quả: Tổng số 48 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu. Giá trị trung bình của BPS khi nghỉ ngơi là 3,46 ± 0,87, tỉ lệ bệnh nhân có đau là 27,0% và tỉ lệ bệnh nhân có tình trạng đau nhiều (BPS ≥6) là 1/48 (2,1%). Khi bệnh nhân được thực hiện các hoạt động chăm sóc điều dưỡng, tỉ lệ bệnh nhân đau nhiều (BPS ≥6) với hoạt động hút đờm là lớn nhất, với 12/48 bệnh nhân (25%). Các bệnh nhân nữ có các phản ứng với đau nhiều hơn. Các yếu tố như hoạt động hút đờm, bệnh nhân hồi sức sau phẫu thuật, bệnh nhân có đặt hệ thống tim phổi nhân tạo (ECMO) có thể là các yếu tố làm tăng mức độ đau của bệnh nhân. Kết luận: Tỉ lệ hiện mắc của mức độ đau nhiều trong nhóm bệnh nhân thở máy xâm nhập tại Trung tâm Hồi sức tích cực – Bệnh viện Bạch Mai là thấp, với 2,1 %. Tuy nhiên ở các thời điểm bệnh nhân thở máy xâm nhập được thực hiện các hoạt động chăm sóc điều dưỡng có tỉ lệ đau tăng lên đáng kể, đặc biệt là khi hút đờm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Gélinas C. Management of pain in cardiac surgery ICU patients: have we improved over time? Intensive Crit Care Nurs. 2007;23(5):298-303. doi:10.1016/j.iccn.2007.03.002
2. Lodhia JV, Eyre L, Smith M, Toth L, Troxler M, Milton RS. Management of thoracic trauma. Anaesthesia. 2023;78(2):225-235. doi:10.1111/ anae.15934
3. Moran H, Butler K. Managing Chronic Pain in Ventilated Critical Care Patients. Crit Care Nurs Clin North Am. 2024;36(4):553-566. doi:10.1016/ j.cnc.2024.05.001
4. Kerbage SH, Garvey L, Lambert GW, Willetts G. Pain assessment of the adult sedated and ventilated patients in the intensive care setting: A scoping review. Int J Nurs Stud. 2021;122: 104044. doi:10.1016/j.ijnurstu.2021. 104044
5. Kotfis K, Zegan-Barańska M, Szydłowski Ł, Żukowski M, Ely EW. Methods of pain assessment in adult intensive care unit patients - Polish version of the CPOT (Critical Care Pain Observation Tool) and BPS (Behavioral Pain Scale). Anaesthesiol Intensive Ther. 2017;49(1): 66-72. doi:10.5603/AIT.2017.0010
6. Assessing pain in critically ill sedated patients by using a behavioral pain scale - PubMed.https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/11801819/. Accessed February 25, 2025.
7. Ayasrah S. Care-related pain in critically ill mechanically ventilated patients. Anaesth Intensive Care. 2016;44(4):458-465. doi:10.1177/ 0310057X1604400412