NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA SIÊU ÂM TRONG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TỔN THƯƠNG Ở BỆNH NHÂN THOÁI HÓA KHỚP GỐI NGUYÊN PHÁT TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA GIA LÂM NĂM 2024
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm và vai trò của siêu âm khớp gối ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối nguyên phát tại Bệnh viện đa khoa Gia Lâm. Đối tượng và phương pháp: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, thực hiện trên 350 bệnh nhân thoái khóa khớp gối nguyên phát tại bệnh viện đa khoa Gia Lâm. Kết quả và kết luận: 350 bệnh nhân, tỷ lệ nữ:nam là 3:1, tỷ lệ mắc bệnh chủ yếu trên 59 tuổi (65%), bệnh nhân thừa cân chiếm 75%. Lâm sàng: mức độ đau nhẹ chiếm 28%, đau vừa chiếm 33%, đau nhiều chiếm 28%. Siêu âm: 90% có tổn thương sụn khớp, 74,6% phát hiện gai xương, 73.1% có tràn dịch khớp, bề dày dịch trung bình đo được trên siêu âm là 11.6±2.1 mm, 33.7% có kén Baker, 21.7% có tăng sinh màng hoạt dịch. Tỷ lệ phát hiện tràn dịch khớp trên siêu âm cao hơn trên Xquang có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Siêu âm khớp gối, thoái hóa khớp gối nguyên phát, tràn dịch khớp gối
Tài liệu tham khảo

2. Lưu Thị Bình và Phạm Thị Quyên (2013). Nghiên cứu tổn thương viêm màng hoạt dịch trên siêu âm Doppler ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối nguyên phát tại Thái Nguyên. Tạp chí Nội khoa Việt nam, 214-221.

3. Trần Ngọc Hữu Đức, Nguyễn Đình Khoa (2022). Đặc điểm hình học siêu âm của bệnh thoái hóa khớp gối nguyên phát. tr200.

4. Nguyễn Thị Lệ Linh, Trần Ngọc Dung, Nguyễn Ngọc Châu (2018). Khảo sát vai trò của siêu âm khớp trong bệnh thoái hóa khớp gối tại bệnh viện chấn thương chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Y Dược thực hành 175 số 15,9/2018, tr94 – 100.

5. Hồ Văn Thạnh và cộng sự (2024). Khảo sát đặc điểm hình ảnh siêu âm ở người bệnh (NB) thoái hóa khớp gối (THKG) giai đoạn 0 - 1 theo Kellgren – Lawrence, Tạp chí Y Dược Quân sự 06/2024.

6. Trần Thị Quỳnh Trang (2021). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trong thoái hóa khớp gối tại Bệnh viện đại học Y Hải Phòng năm 2021, Trường Đại học Y Dược Hải Phòng.

7. Felson D.T, Lawrence R.C, Dieppe P.A (2000). Osteoarthritis: new insights. Part I: The disease and its risk factor. Ann Intern Med, 133, 635-646

8. Ledowski T, Averhoff L, Tiong WS, Lee C. Analgesia Nociception Index (ANI) to predict intraoperative haemodynamic changes: results of a pilot investigation. Acta Anaesthesiol Scand. 2014 Jan;58(1):74-9. doi: 10.1111/aas.12216. Epub 2013 Oct 25. PMID: 24164336.


9. Spannow A.H, M. Pfeiffer-Jensen, N. T. Andersen et al (2010). Ultrasonographic measurements of joint cartilage thickness in healthy children: age- and sex-related standard reference values. J Rheumatol, 37 (12), 2595-2601.
