ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG KHỚP GỐI SAU PHẪU THUẬT NỘI SOI GỠ DÍNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Cứng khớp gối là một biến chứng phức tạp tiềm ẩn sau mỗi phẫu thuật hoặc chấn thương khớp gối. Có nhiều phương pháp điều trị biến chứng này trong đó phẫu thuật nội soi gỡ dính đang ngày càng được ưa chuộng. Nhiều nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam đều chỉ ra rằng bệnh nhân cần một chương trình phục hồi chức năng toàn diện sau phẫu thuật nội soi gỡ dính khớp gối. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm mục tiêu: (1) Đánh giá kết quả phục hồi chức năng vận động khớp gối sau phẫu thuật nội soi gỡ dính. (2) Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng tới khả năng phục hồi chức năng vận động khớp gối sau phẫu thuật nội soi gỡ dính khớp gối. Đối tượng: 25 bệnh nhân được chẩn đoán cứng khớp gối sau chấn thương đã phẫu thuật nội soi gỡ dính tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ tháng 9/2020 đến tháng 7/2021. Phương pháp: tiến cứu, đánh giá trước và sau can thiệp, không có nhóm chứng. Kết quả: Tai nạn giao thông là nguyên nhân hàng đầu gây chấn thương ban đầu (76%). Gãy xương khác ngoài xương đùi và đứt dây chằng là 2 tổn thương thường gặp nhất, 52% bệnh nhân trong 2 nhóm trên có tổn thương phối hợp. Nhóm BN cứng gối sau phẫu thuật (23 BN) nhiều hơn nhóm điều trị bảo tồn (2 BN), tổn thương nội khớp (gãy xương nội khớp 40%, tổn thương phần mềm 60%) nhiều hơn tổn thương ngoại khớp (16%). Tầm vận động trung bình sau tập phục hồi chức năng 8 tuần (118,92± 14,06 độ) tăng 56 độ so với trước mổ (62,2±26,38 độ). Tỉ lệ bệnh nhân đạt kết quả phục hồi chức năng rất tốt tăng rõ rệt từ 8% (trước phẫu thuật) lên 92% và không có bệnh nhân loại trung bình và kém sau 8 tuần điều trị. Nhóm tổn thương ngoại khớp có điểm HSS trung bình sau điều trị cao nhất (95,5±3,11). Nhóm gãy xương khác có điểm HSS trung bình sau điều trị cao nhất (93,62±4,72). 52% bệnh nhân được phẫu thuật gỡ dính sau chấn thương 3-6 tháng và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong kết quả điều trị giữa các nhóm thời gian phẫu thuật gỡ dính. Kết luận: Phẫu thuật nội soi gỡ dính khớp gối kết hợp với một chương trình phục hồi chức năng toàn diện đem lại hiệu quả lớn trong gia tăng tầm vận động và cải thiện chức năng khớp gối. Một số yếu tố có ảnh hưởng đến kết quả phục hồi chức năng khớp gối là chấn thương ban đầu gây tổn thương nội khớp hay ngoại khớp, chấn thương gây xơ dính nội khớp hay ngoại khớp, điều trị chấn thương bằng phẫu thuật hay bảo tồn, thời gian phẫu thuật nội soi là yếu tố cần nghiên cứu thêm.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Cứng khớp gối sau chấn thương, sau phẫu thuật nội soi gỡ dính
Tài liệu tham khảo
2. Bonutti PM, McGrath MS, Ulrich SD, McKenzie SA, Seyler TM, Mont MA. Static progressive stretch for the treatment of knee stiffness. The Knee. 2008;15(4):272-276.
3. Liu K, Liu S, Cui Z, Han X, Tang T, Wang A. A less invasive procedure for posttraumatic knee stiffness. Arch Orthop Trauma Surg. 2011;131(6):797-802.
4. Liu Sh, Liu km, Wang aq, Gui zg, Han xz, Wang f. Management strategies for post-traumatic knee stiffness. Biomedical. 2016.
5. Parisien JS. The role of arthroscopy in the treatment of postoperative fibroarthrosis of the knee joint. Clin Orthop. 1988;(229):185-192.
6. Pujol N, Boisrenoult P, Beaufils P. Post-traumatic knee stiffness: Surgical techniques. Orthop Traumatol Surg Res. 2015;101(1, Supplement):S179-S186.
7. Vaish A, Vaishya R, Bhasin VB. Etiopathology and Management of Stiff Knees: A Current Concept Review. Indian J Orthop. 2021;55(2):276-284.
8. Alm L, Klepsch L, Akoto R, Frosch K-H. Arthrofibrosis of the knee: clinical result after early vs. late arthroscopic arthrolysis of 100 patients. Orthop J Sports Med. 2020;8