KẾT QUẢ PHẪU THUẬT U TUYẾN GIÁPLÀNH TÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi (PTNS) đường nách vú trong điều trị u tuyến giáp lành tính tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứutrên 90 bệnh nhân chẩn đoán u tuyến giáp lành tính được phẫu thuật mở (45 bệnh nhân) hoặc PTNS đường nách vú (45 bệnh nhân) cắt thùy hoặc cắt thùy và eo tuyến giáp tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ01/2019 đến 06/2019. Kết quả: Trung bình là 51,4±12,8 tuổi ở nhóm phẫu thuật mở; 35,3±8,2 tuổi ở nhóm PTNS; 91,1% nữ giới; tỷ lệ 1 u trên lâm sàng 80% ở nhóm phẫu thuật mở và 71,1% ở nhóm PTNS; u thùy phải 52,8% ở nhóm phẫu thuật mở và 59,4% ở nhóm PTNS; kích thước u trung bình 25,9±10,1mm ở nhóm phẫu thuật mở và 23,7±9,8 mm ở nhóm PTNS. Trên siêu âm, u TIRADS 3 chiếm 77,8% ở cả hai nhóm. Giải phẫu bệnh sau mổ bướu giáp keo chiếm 82,2% ở nhóm phẫu thuật mở và 84,4% ở nhóm PTNS. Cắt thuỳ tuyến giáp ở 73,3% trường hợp trong nhóm phẫu thuật mở và ở 97,8% trường hợp trong nhóm PTNS. Thời gian mổ trung bình 41,7±10,2 phút ở nhóm phẫu thuật mở và 51,2±7,1 phút ở nhóm PTNS; thời gian hậu phẫu 5,8±1,3 ngày ở nhóm phẫu thuật mở và 6,0±1,2 ngày ở nhóm PTNS. Không có trường hợp nào PTNS chuyển phẫu thuật mở. Không có biến chứng sau mổ ở nhóm phẫu thuật mở, nhóm PTNS có 1 trường hợp (2,2%) tụ máu sau mổ, hết sau băng ép 1 ngày. Đau nhẹ sau mổ chiếm 62,2% trường hợp ở nhóm phẫu thuật mở và 82,2% trường hợp ở nhóm PTNS, không có trường hợp nào đau nặng sau mổ.0 bệnh nhân đánh giá không hài lòng về kết quả phẫu thuật, tỉ lệ rất hài lòng chiếm 75,6% ở nhóm phẫu thuật mở và 80% ở nhóm PTNS. Kết luận: Phẫu thuật mở và PTNS đường nách vú trong điều trị u tuyến giáp lành tínhtương đối an toàn, tỷ lệ tai biến, biến chứng thấp trong đó PTNS ít đau sau mổ hơn và đạt thẩm mỹ cao so với phẫu thuật mở.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
U giáp trạng, lành tính, phẫu thuật mở, phẫu thuật nội soi
Tài liệu tham khảo
2. Gharib H, Papini E, Garber JR, et al (2016). American Association of Clinical Endocrinologists, American College of Endocrinology, and Associazione Medici Endocrinologi Medical Guidelines for Clinical Practice for the Diagnosis and Management of Thyroid Nodules - 2016 Update Appendix. Endocrine Practice, 22,1-60.
3. Trịnh Minh Tranh (2013), Nghiên cứu chỉ định điều trị bướu giáp đơn nhân bằng phẫu thuật nội soi, Luận án tiến sỹ Y học, Đại học Y dược tp Hồ Chí Minh.
4. Lê Văn Giáp (2014), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả phẫu thuật u lành tính một thùy tuyến giáp qua đường cổ bên, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội, HN.
5. Hershman J. M. (2005). Perchlorate and thyroid function: what are the environmental issues?. Thyroid: official journal of the American Thyroid Association, 15(5), 427–431.
6. Đinh Xuân Cường (2004). “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và kết quả điều trị phẫu thuật ung thư tuyến giáp tại bệnh viện K”. Luận văn thạc sĩ y học, Hà Nội, 33 – 48.
7. Trần Ngọc Lương (2011). Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị bướu giáp lành tính. Tạp chí phẫu thuật nội soi và nội soi Việt Nam. 1(2), 20-24.
8. Sasaki A, Nakajima J, Ikeda K, Otsuka K, Koeda K, Wakabayashi G (2008). Endoscopic Thyroidectomy by the Breast Approach: A Single Institution’s 9-year Experience. World journal of surgery, 232,381-385.