KHẢO SÁT NỒNG ĐỘ VITAMIN D Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 CAO TUỔI CÓ LOÃNG XƯƠNG

Thị Hồng Lý Dương 1,, Thị Thúy Hiền Lê 1, Thị Kim Thanh Hồ 2
1 Bệnh viện Lão khoa Trung ương
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát nồng độ vitamin D và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 cao tuổi có loãng xương. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 70 bệnh nhân đái tháo đường type 2 cao tuổi có loãng xương đến khám và điều trị tại bệnh viện Lão khoa Trung ương từ tháng 10/2020 đến tháng 7/2021. Nồng độ vitamin D được đo bằng máy Cobas 6000 Modul e601 (Roche) tại khoa Xét nghiệm Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Kết quả: Nồng độ vitamin D trung bình của bệnh nhân nghiên cứu là 49,0 ± 17,3 nmol/l, tỷ lệ thiếu vitamin D là 84,3%. Nồng độ vitamin D ở nhóm bệnh nhân tập thể dục thường xuyên, kiểm soát huyết áp và HbA1c đạt mục tiêu cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không tập thể dục, kiểm soát huyết áp và HbA1c không đạt mục tiêu (p< 0,05). Nồng độ vitamin D không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với nhóm tuổi, giới, BMI và kiểm soát lipid máu. Kết luận: Nồng độ vitamin D trung bình của đối tượng nghiên cứu thấp. Cần xét nghiệm tầm soát vitamin D và khuyến cáo tập thể dục, kiểm soát huyết áp và đường máu tốt ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 cao tuổi có loãng xương.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Phương Thùy (2013). “Nghiên cứu tình trạng loãng xương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 cao tuổi”. Luận văn Thạc sỹ y học,Trường Đại học Y Hà Nội
2.American Diabetes Association(2019). “Classification and diagnosis of diabetes: standards of medical care in diabetes -2019”.Diabetes Care. 2019; 42(Supplement 1): S13-S28.
3. Cosman Felicia, et al (2014). “Clinician’s guide to prevention and treatment of osteoporosis”. Osteoporosis International.2014; 25(10): 2359-2381.
4. Garg Mk, et al (2012). “Vitamin D Deficiency in Elderly: Implications, Prevention and Treatment”.Journal of The Indian Academy of Geriatrics. 2012; 8(2): 77-82.
5. Kanazawa Ippei, et al (2019). “Osteoporosis and vertebral fracture are associated with deterioration of activities of daily living and quality of life in patients with type 2 diabetes mellitus”. Journal of Bone and Mineral Metabolism. 2019; 37(3): 503-511.
6. Mathen Pratheesh George, et al (2015). “Decreased bone mineral density at the femoral neck and lumbar spine in South Indian patients with type 2 diabetes”.Journal of Clinical and Diagnostic Research.2015; 9(9): OC08 – OC12
7. Sivritepe Rıdvan, Basat Sema, and Ortaboz Damla (2019). “Association of vitamin D status and the risk of cardiovascular disease as assessed by various cardiovascular risk scoring systems in patients with type 2 diabetes mellitus”. The Aging Male.2019; 22(2): 156-162.
8. Wang Zhe, et al (2019). “Correlation of serum 25-hydroxy vitamin D with Leptin and visceral fat area in T2DM patients combined with osteoporosis”. Biomedical Research. 2019; 30(4)
9. Zhao Hang, et al (2020). “The relationship between vitamin D deficiency and glycated hemoglobin levels in patients with type 2 diabetes mellitus”. Diabetes Metab Syndr Obes.2020; 13: 3899.