ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN

Hải Yến Lý 1, Minh Hoàn Vũ 2, Thị Thanh Tú Nguyễn 3,
1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai
2 Bệnh viện đa khoa YHCT Hà Nội
3 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản tại Bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội. Đối tượng: Bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản đến khám và điều trị từ tháng 06/2021 đến tháng 09/2021. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Trong thời gian nghiên cứu, bệnh viện Y học cổ truyền Hà Nội đã điều trị cho 60 bệnh nhân: Tuổi trung bình của bệnh nhân nghiên cứu là 51,95 ± 15,94. Tỉ lệ nữ cao hơn nam (66,67%). Phần lớn bệnh nhân là lao động trí óc (38,33%). Thời gian bị bệnh chủ yếu từ 6 đến 12 tháng (61,67%). Có 30,0% bệnh nhân có sử dụng bia rượu, 21,67% hút thuốc lá, 33,33% thường xuyên uống cà phê, 55% sử dụng thuốc giảm đau nonsteroid; 38,33% bệnh nhân thừa cân và béo phì. Triệu chứng ợ chua, ợ hơi chiếm tỉ lệ cao nhất (88,33%). Tổng điểm GERD Q trung bình của bệnh nhân khi vào viện là 10,42 ± 1,72. Kết luận: Nghiên cứu đã mô tả đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản và một số yêu tố liên quan đến bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đoàn Thị Hoài (2006), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi – mô bệnh học và đo pH thực quản liên tục 24h trong GERD, Luận văn Thạc sĩ y học, Trường đại học Y Hà Nội.
2. El-Serag H.B., Sweet S., Winchester C.C. và cộng sự. (2014). Update on the epidemiology of gastro-oesophageal reflux disease: a systematic review. Gut, 63(6), 871–880.
3. Li W., Zhang S.-T., và Yu Z.-L. (2008). Clinical and endoscopic features of Chinese reflux esophagitis patients. World J Gastroenterol WJG, 14(12), 1866–1871.
4. Ness-Jensen E. và Lagergren J. (2017). Tobacco smoking, alcohol consumption and gastro-oesophageal reflux disease. Best Pract Res Clin Gastroenterol, 31(5), 501–508.
5. Nocon M., Labenz J., Jaspersen D. và cộng sự. (2007). Association of body mass index with heartburn, regurgitation and esophagitis: results of the Progression of Gastroesophageal Reflux Disease study. J Gastroenterol Hepatol, 22(11), 1728–1731.
6. Pace F., Bollani S., Molteni P. và cộng sự. (2004). Natural history of gastro-oesophageal reflux disease without oesophagitis (NERD)--a reappraisal 10 years on. Dig Liver Dis Off J Ital Soc Gastroenterol Ital Assoc Study Liver, 36(2), 111–115.
7. Ruigómez A., Wallander M.-A., Johansson S. và cộng sự. (2009). Irritable bowel syndrome and gastroesophageal reflux disease in primary care: is there a link. Dig Dis Sci, 54(5), 1079–1086.
8. Sandhu D.S. và Fass R. (2018). Current Trends in the Management of Gastroesophageal Reflux Disease. Gut Liver, 12(1), 7–16.