ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM KẾT MẠC DỊ ỨNG THỂ THEO MÙA VÀ QUANH NĂM BẰNG NƯỚC MẮT NHÂN TẠO KHÔNG CÓ CHẤT BẢO QUẢN

Hữu Lê Nguyễn 1,, Trọng Dũng Phan 2, Hải Nam Dư 2
1 Sở Y tế Nghệ An
2 Bệnh viện Mắt Nghệ An

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Hình thái lâm sàng viêm kết mạc dị ứng theo mùa, quanh năm của bệnh viêm kết mạc dị ứng thường bị bỏ qua, dễ nhầm lẫn với triệu chứng mắt kích ứng tạm thời với gió, bụi hay viêm kết mạc do các yếu tố nhiễm trùng.Thực tế khi được chẩn đoán, bệnh nhân sẽ được điều trị ngay bằng các thuốc kháng dị ứng trong khi chưa thực sự cần thiết.Nghiên cứu mô tả, can thiệp lâm sàng so sánh trước sau và không đối chứng trên 62 đối tượng được chẩn đoán xác định là viêm kết mạc dị ứng theo mùa và viêm kết mạc dị ứng quanh nămtại Bệnh viện Mắt Nghệ An từ tháng 4/1999 đến tháng 8/2020. Bệnh nhân được điều trị bằng nước mắt nhân tạo không có chất bảo quản (Vismed) nhỏ mắt ngày 4 lần, theo dõi trong 3 tháng tại các thời điểm sau 1 tuần, sau 1 tháng và sau 3 tháng điều trị. Kết quả cho thấy điểm trung bình các triệu chứng (ngứa, sợ ánh sáng, chảy nước mắt, sưng nề mi, cương tụ kết mạc và viêm chấm biểu mô) đều giảm dần có ý nghĩa thống kê sau 1 tuần, 1 tháng và sau 3 tháng điều trị bằng nước mắt nhân tạo Vismed (p<0,001). Tỷ lệ bệnh nhân khỏi bệnh tăng lên từ sau 1 tuần điều trị, đến sau 3 tháng điều trị hầu hết bệnh nhân đều khỏi bệnh, sau 3 tháng điều trị chỉ còn 3 bệnh nhân (4,8%) đỡ các triệu chứng của bệnh. Nghiên cứu đã chỉ ra được hiệu quả của nước mắt nhân tạo không có chất bảo quản trong việc điều trị viêm kết mạc dị ứng thểtheo mùa và quanh năm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Kubaisi, B., K. Samra, and S. Syeda, Ocular Allergy: an Updated Review. J Allergy Immunol, 2017. 1: p. 002.
2. Tôn Thị Kim Thanh và cộng sự, Viêm kết mạc dị ứng. Bài giảng nhãn khoa bán phần trước nhãn cầu, 2005: p. 73 - 82.
3. Hoàng Thị Minh Châu, Tiếp cận học tập bệnh Viêm kết giác mạc mùa xuân. 1982, Bộ y tế: Trường đại học y khoa Hà nội.
4. Bilkhu, P.S., J.S. Wolffsohn, and S.A. Naroo, A review of non-pharmacological and pharmacological management of seasonal and perennial allergic conjunctivitis. Contact Lens and Anterior Eye, 2012. 35(1): p. 9-16.
5. Hiroyuki Yazu, et al., Efficacy and safety of an eye wash solution in allergic conjunctivitis after conjunctival allergen challenge. Annals of Allergy, Asthma & Immunology, 2016. 117: p. 550-572.
6. Kamis, U., et al., Comparison of the efficacy of olopatadine hydrochloride 0.1% ophthalmic solution and artificial tears in seasonal allergic conjunctivitis. Acta Ophthalmol Scand, 2006. 84(1): p. 148-9.
7. Bilkhu, P.S., et al., Effectiveness of nonpharmacologic treatments for acute seasonal allergic conjunctivitis. Ophthalmology, 2014. 121(1): p. 72-78.