ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG HÀNH VI TỰ SÁT Ở BỆNH NHÂN RỐI LOẠN CẢM XÚC LƯỠNG CỰC

Quyết Thắng Trần 1,, Văn Tuấn Nguyễn 2
1 Bệnh viện Tâm Thần Hà Nội
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Rối loạn cảm xúc lưỡng cực là bệnh nội sinh, mạn tính, ngay cả khi điều trị thì khoảng 37% bệnh nhân tái phát thành trầm cảm hoặc hưng cảm trong vòng 1 năm và 60% tái phát trong vòng 2 năm, là một trong số mười nguyên nhân hàng đầu gây ra khuyết tật trên toàn thế giới năm 1990. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về tự sát và tự sát ở bệnh nhân trầm cảm nhưng chưa có nhiều nghiên cứu về tự sát trên rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Vì vậy để phục vụ thực hành lâm sàng và phát hiện sớm để kịp thời điều trị, từ đó giúp giảm gánh nặng chăm sóc, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đặc điểm lâm sàng hành vi tự sát ở bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực” với mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng tự sát ở bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang 39 bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực có tự sát trong 102 bệnh nhân được chẩn đoán rối loạn lưỡng cực được điều trị tại bệnh viện Tâm thần Hà Nội, bệnh viện Tâm thần Mỹ Đức, Viện sức khỏe Tâm thần Quốc gia từ tháng 12/2020 đến tháng 8/2021. Kết quả: có 38,223% bệnh nhân có tự sát, trong đó tỷ lệ bệnh nhân nam chiếm 64,1%, bệnh nhân nữ chiếm 35,9%. Trong nhóm tự sát bệnh nhân thất nghiệp chiếm 69,23%, tỷ lệ tiền sử bệnh lý tâm thần của gia đình là 15,38%, độ tuổi trung bình 41,97 ± 13,31, thời gian mắc bệnh trung bình 12,31 ± 9,14, tuổi khởi phát trung bình 29,67 ± 11,23, giai đoạn hưng cảm chiếm 84,62%, 100% không điều trị hoặc điều trị không đều, có ý tưởng tự sát bệnh nhân giai đoạn hưng cảm chiếm 84,62%, trầm cảm chiếm 15,38%, 48,72% xuất hiện ý tưởng tự sát cả ngày và đêm, 7,69% xuất hiện vào ban đêm, Thang điểm Miller trung bình của nhóm bệnh nhân ý tưởng tự sát là 18,26 ± 9,514.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Kim Việt. Rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Giáo trình bệnh học tâm thần. Nhà xuất bản Y học; 2016:66-73.
2. Kaplan & Sadock. Bipolar Disorders. In: twelfth edition, ed. Kaplan & Sadock's synopsis of psychiatry Wolters Kluwer; 2020.
3. American Psychiatric Association. Bipolar and related disorders. Desk reference to the diagnostic criteria from DSM-5. 2013:65-92.
4. Bùi Quang Huy. Rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Nhà xuất bản Y học; 2009.
5. Tổ chức Y tế thế giới. Rối loạn khí sắc. Phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 (PLBQT-10F) về các rối loạn tâm thần và hành vi. Hà Nội; 1992:79-105.
6. Nguyễn Văn Tường. Một số khái niệm về hành vi tự sát và hướng nghiên cứu trong tương lai. Tự sát và biện pháp phòng chống. Nhà xuất bản Y học; 2009:9-18.
7. Hansson C, Joas E, Hawton K, et al. Risk factors for suicide in bipolar disorder: a cohort study of 12 850 patients. Acta Psychiatrica Scandinavica. 2018:456-463.