ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN BÁN TRẬT KHỚP VAI SAU NHỒI MÁU NÃO

Thế Ngọc Dương 1, Thị Thanh Tú Nguyễn 1,
1 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân bán trật khớp vai sau nhồi máu não tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Nội. Đối tượng:  Bệnh nhân được chẩn đoán bán trật khớp vai sau nhồi máu não trong vòng 6 tháng từ tháng 09/2020 đến tháng 09/2021. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Trong thời gian nghiên cứu, Bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Nội đã điều trị 60 bệnh nhân: bệnh nhân tập trung ở độ tuổi 50 đến 70 tuổi (68,33%), đa phần là nam giới (58,33%), hưu trí (51,67%), thời gian mắc bệnh chủ yếu từ 4 đến 12 tuần (58,33%), Tăng huyết áp chiếm tỷ lệ cao nhất (83,33%). Tỉ lệ bệnh nhân liệt nửa người phải/trái là 1/1. Khoảng cách BTKV trung bình là 15,66 ± 4,19; Điểm NIHSS trung bình lúc vào viện là 12,72 ± 4,79 và sức cơ gấp trung bình: 1,65 ± 1,25. Đa phần bệnh nhân có đau vai nhẹ, điểm VAS trung bình: 3,22 ± 1,57. Kết luận: Nghiên cứu đã mô tả được một số lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh bán trật khớp vai sau nhồi máu não.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bùi Linh Chi (2018), Đánh giá hiệu quả điều trị kết hợp kích thích điện chức năng trên bệnh nhân bán trật khớp vai sau đột quỵ, Luận văn Thạc sĩ y học, Trường đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
2. Vũ Thường Sơn (1995), Góp phần nghiên cứu điện châm phục hồi chức năng vận động trên bệnh nhân thiếu máu não cục bộ hệ động mạch cảnh, Luận án PTS Khoa học Y dược, Học viện Quân Y.
3. Daviet J.C., Salle J.Y., Borie M.J. et al. (2002). Clinical factors associate with shoulder subluxation in stroke patients. Ann Readaptation Med Phys Rev Sci Soc Francaise Reeducation Fonct Readaptation Med Phys, 45(9), 505–509.
4. Eljabu W, Klinger HM, von Knoch M. The natural course of shoulder instability and treatment trends: a systematic review. J Orthop Traumatol Off J Ital Soc Orthop Traumatol. 2017;18(1):1-8. doi:10.1007/s10195-016-0424-9.
5. Hall J., Dudgeon B., và Guthrie M. (1995). Validity of clinical measures of shoulder subluxation in adults with poststroke hemiplegia. Am J Occup Ther Off Publ Am Occup Ther Assoc, 49(6), 526–533.
6. Joynt R.L. (1992). The source of shoulder pain in hemiplegia. Arch Phys Med Rehabil, 73(5), 409–413.
7. Kumar P, Kassam J, Denton C, Taylor E, Chatterley A. Risk factors for inferior shoulder subluxation in patients with stroke. Phys Ther Rev. 2010;15(1):3-11. doi:10.1179/ 174328810X 12647087218596.
8. McCreesh K.M., Crotty J.M., và Lewis J.S. (2015). Acromiohumeral distance measurement in rotator cuff tendinopathy: is there a reliable, clinically applicable method? A systematic review. Br J Sports Med, 49(5), 298–305.
9. Suethanapornkul S., Kuptniratsaikul P.S., Kuptniratsaikul V. và cộng sự. (2008). Post stroke shoulder subluxation and shoulder pain: a cohort multicenter study. J Med Assoc Thail Chotmaihet Thangphaet, 91(12), 1885–1892.