ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG RỐI LOẠN LO ÂU LAN TỎA Ở NGƯỜI BỆNH NỘI TRÚ TẠI VIỆN SỨC KHỎE TÂM THẦN – BỆNH VIỆN BẠCH MAI NĂM 2020 - 2021

Thị Được Vương 1,2,, Thanh Thủy Trần 1, Thị Bích Nguyễn 1, Thị Tuyến Nguyễn 3, Minh Tâm Dương 1,2
1 Viện Sức khoẻ Tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Trường Đại học Thăng Long

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm sang rối loạn lo âu lan tỏa ở người bệnh điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần - Bệnh viện Bach Mai năm 2020 – 2021. Đối tượng và phương pháp: Sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang trên 118 người bệnh được chẩn đoán là rối loạn lo âu lan tỏa (F41.1) theo tiêu chuẩn chẩn đoán của ICD 10 điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần - Bệnh viện Bach Mai năm 2020 - 2021. Kết quả: Người bệnh RLLALT phần lớn là nữ (55,9%), tuổi thường gặp là từ 30 đến 49 tuổi. Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 46,98 ± 14,27. Mức độ lo âu thường gặp là nặng theo HAM-A (50,8%). Phần lớn là chủ đề gia đình (61,0%) và tai nạn bệnh tật (58,5%). Triệu chứng trong nhóm kích thích thần kinh thực vật thường gặp là hồi hộp/ tim đập mạnh/ nhanh (93,2%). Các triệu chứng tâm thần thường gặp nhất là triệu chứng chứng bồn chồn (44,1%), triệu chứng căng dễ giật mình (33,1%) và khó ngủ vì lo lắng (77,1%). Các triệu chứng cơ thể thường gặp nhất là: vã mồ hôi (60,2%), buồn nôn/khó chịu ở bụng (42,4%), cảm giác tê cóng/kim châm (39,8%). Kết luận: Rối loạn lo âu lan tỏa thường gặp ở nữ, tuổi từ 30 – 49, Mức độ lo âu chủ yếu là nặng, thường lo âu về chủ đề gia đình và tai nạn bệnh tật, triệu chứng khác thường gặp nhất là hồi hộp/ tim đập mạnh/ nhanh, khó ngủ vì lo lắng, bồn chồn, dễ giật mình, cảm giác tê cóng / kim châm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đinh Đăng Hòe (2000), Bài giảng chuyên đề tâm thần học. Rối loạn lo âu, Bộ môn tâm thần - Đại học Y Hà Nội.
2. Stein D.J. (2009), Textbook of Anxiety Disorders, American Psychiatric Publishing, Inc., Washington, DC.
3. Wittchen H.U., Jacobi F., Rehm J., et al. (2011). The size and burden of mental disorders and other disorders of the brain in Europe 2010. Eur Neuropsychopharmacol, 21(9), 655–679.
4. Nguyễn Kim Việt (2009), Lâm sàng và điều trị các rối loạn lo âu, Bộ môn tâm thần - Đại học Y Hà Nội.
5. Hoffman D.L., Dukes E.M., and Wittchen H.-U. (2008). Human and economic burden of generalized anxiety disorder. Depress Anxiety, 25(1), 72–90.
6. Revicki D.A., Brandenburg N., Matza L., et al. (2008). Health-related quality of life and utilities in primary-care patients with generalized anxiety disorder. Qual Life Res, 17(10), 1285–1294.
7. Dugas M.J., Freeston M.H., Ladouceur R., et al. (1998). Worry themes in primary GAD, secondary GAD, and other anxiety disorders. J Anxiety Disord, 12(3), 253–261.
8. Papadimitriou G.N. and Linkowski P. (2005). Sleep disturbance in anxiety disorders. Int Rev Psychiatry, 17(4), 229–236.