TÁC ĐỘNG CỦA BẠO HÀNH TẠI NƠI LÀM VIỆC ĐỐI VỚI HỌC VIÊN ĐIỀU DƯỠNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI NGUYÊN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Bạo hành tại bệnh viện đang ngày càng phổ biến, trong đó điều dưỡng là nhóm thường bị bạo hành vì phải trực tiếp, thường xuyên tiếp xúc với người bệnh. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm mục tiêu: mô tả các tác động của bạo hành y tế đối với điều dưỡng viên. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2021. Hai trăm linh một học viên của các khóa học chuẩn hóa chức danh nghề nghiệp tại khoa điều dưỡng, trường Đại học Y Dược Thái Nguyên được chọn thuận tiện vào nghiên cứu. Bốn mươi học viên báo cáo là đã từng bị bạo hành. Các đối tượng này được phát vấn thông qua bộ câu hỏi tự điền về tình trạng của họ sau khi bị tấn công. Kết quả: Đối tượng gặp bạo hành y tế đa số là nữ giới, tuổi từ 30 đến dưới 40 tuổi, chủ yếu ở các khoa nội trú, khoa cấp cứu và phòng khám. Sau khi bị tấn công, 90% điều dưỡng cảm thấy lo lắng về tình trạng bạo hành tại nơi làm việc. Cảm nhận của điều dưỡng sau khi bị bạo hành đó là thường xuyên nhớ lại lúc bị tấn công (87,5%), lo sợ mình lại bị tấn công trong tương lai (90%), cực kỳ cảnh giác, chuẩn bị phòng vệ trong lúc làm việc (90%), có cảm giác không yêu nghề như xưa (75%), và họ ước mình đã được đào tạo về phòng tránh bạo hành tại nơi làm việc (95%). Kết luận: Hầu hết điều dưỡng viên sau khi trải qua bạo hành y tế đều cảm thấy lo lắng và thường xuyên nhớ lại lúc bị tấn công. Điều này khiến cho họ cảm thấy lo sợ và luôn cảnh giác, làm họ giảm đi sự gắn kết và yêu nghề. Mong muốn của họ là được đào tạo về phòng tránh bạo hành tại nơi làm việc.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Bạo hành nơi làm việc, Điều dưỡng
Tài liệu tham khảo
2. Đào Ngọc Phức. Thực trạng bạo hành bệnh viện đối với điều dưỡng viên và một số yếu tố ảnh hưởng tại bệnh viện Nhi Trung ương năm 2017. Luận văn thạc sỹ quản lý bệnh viện, Đại học Y tế công cộng.
3. Groenewold, M. R., Sarmiento, R. F. R., Vanoli, K., Raudabaugh, W., Nowlin, S., & Gomaa, A. (2017). Workplace violence injury in 106 US hospitals participating in the occupational health safety network (OHSN), 2012-2015. American Journal of Industrial Medicine, 61(2), 157–166
4. Rukiye Pinar, Firdevs Ucmak (2011). Verbal and physical violence in emergency departments: a survey of nurses in Istanbul, Turkey. Journal of clinical nursing, 20(3-4):510-7
5. Spector, P. E., Zhou, Z. E., & Che, X. X. (2014). Nurse exposure to physical and nonphysical violence, bullying, and sexual harassment: A quantitative review. International Journal of Nursing Studies, 51(1), 72–84.
6. Yuan Yang, et.al, Workplace Violence Against Chinese Frontline Clinicians During the COVID-19 Pandemic and Its Associations With Demographic and Clinical Characteristics and Quality of Life: A Structural Equation Modeling Investigation. Front Psychiatry. 2021; 12: 649989.
7. Zhang S, Liu W, Wang J, et al. Impact of workplace violence and compassionate behaviour in hospitals on stress, sleep quality and subjective health status among Chinese nurses: a cross-sectional survey BMJ Open 2018;8: e019373. doi: 10.1136/bmjopen-2017-019373.