KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG CHÈN ÉP KHOANG DƯỚI MỎM CÙNG VAI BẰNG TIÊM CORTICOSTEROID DƯỚI HƯỚNG DẪN SIÊU ÂM

Thanh Tâm Hà 1,2, Thị Ngọc Lan Nguyễn 3, Hoài Thu Phạm 1,
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
3 rường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả điều trị hội chứng chèn khoang dưới mỏm cùng vai bằng tiêm corticosteroid dưới hướng dẫn của siêu âm và nhận xét một số tác dụng không mong muốn của liệu pháp.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp theo dõi dọc 29 bệnh nhân với 34 khớp vai tổn thương, được chẩn đoán hội chứng chèn ép khoang dưới mỏm cùng vai  và được tiêm 1 mũi Methylprednisolon acetat 40mg (Depomedrol 40 mg) vào bao thanh dịch dưới mỏm cùng vai dưới hướng dẫn của siêu âm. Kết quả nghiên cứu: Sau 4 tuần điều trị có sự cải thiện về thang điểm VAS, EFA và góc dạng khớp vai. Đánh giá tại thời điểm trước tiêm và sau tiêm 4 tuần, VAS trung bình giảm từ 6,67 ± 0,84 điểm xuống 2,08 ± 1,31 điểm. Điểm EFA và góc dạng khớp vai trung bình tăng tương ứng từ 9.73 ± 1.54 điểm lên 15,30 ± 1,64 điểm và từ 63,08 ± 14,30 độ lên 116,32 ± 16,84 độ. Có sự khác biệt trước và sau điều trịvới p<0,05. Tác dụng không mong muốn gặp trong quá trình điều trị là đau tăng tại vị trí tiêm. Có 12 khớp vai trong tổng số 34 khớp vai chiếm 35,29% đau tăng tại vị trí tiêm sau 24h. Không ghi nhận trường hợp nào có biểu hiện đau đầu, chóng mặt, sốc, nóng bừng mặt và nhiễm trùng tại chỗ sau tiêm. Kết luận: Điều trị hội chứng chèn ép khoang dưới mỏm cùng vai bằng phương pháp tiêm corticosteroid dưới hướng dẫn của siêu âm đạt kết quả tốt và là một liệu pháp an toàn, ít gặp các tác dụng không mong muốn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Charalambous CP, Eastwood S. Anterior Acromioplasty for the Chronic Impingement Syndrome in the Shoulder: A Preliminary Report. In: Banaszkiewicz PA, Kader DF, eds. Classic Papers in Orthopaedics. Springer London; 2014:301-303. doi:10.1007/978-1-4471-5451-8_74
2. Akbari N, Ozen S, Şenlikçi HB, Haberal M, Çetin N. Ultrasound-guided versus blind subacromial corticosteroid and local anesthetic injection in the treatment of subacromial impingement syndrome: A randomized study of efficacy. Jt Dis Relat Surg. 2020;31(1):115-122. doi:10.5606/ehc.2020.71056
3. Neer CS. Anterior acromioplasty for the chronic impingement syndrome in the shoulder: a preliminary report. J Bone Joint Surg Am. 1972;54(1):41-50.
4. Dhillon K. Subacromial Impingement Syndrome of the Shoulder: A Musculoskeletal Disorder or a Medical Myth? Malays Orthop J. 2019;13(3):1-7. doi:10.5704/MOJ.1911.001
5. Dogu B, Yucel SD, Sag SY, Bankaoglu M, Kuran B. Blind or Ultrasound-Guided Corticosteroid Injections and Short-Term Response in Subacromial Impingement Syndrome: A Randomized, Double-Blind, Prospective Study. Am J Phys Med Rehabil. 2012;91(8):658-665. doi:10.1097/PHM.0b013e318255978a
6. Cole BF, Peters KS, Hackett L, Murrell GAC. Ultrasound-Guided Versus Blind Subacromial Corticosteroid Injections for Subacromial Impingement Syndrome: A Randomized, Double-Blind Clinical Trial. Am J Sports Med. 2016;44(3):702-707. doi:10.1177/0363546515618653
7. Naredo E, Cabero F, Beneyto P, et al. A randomized comparative study of short term response to blind injection versus sonographic-guided injection of local corticosteroids in patients with painful shoulder.J Rheumatol. 2004;31(2):308-314.
8. Buchbinder R, Green S, Youd JM. Corticosteroid injections for shoulder pain. Cochrane Database Syst Rev. 2003;(1):CD004016. doi:10.1002/14651858.CD004016