GIÁ TRỊ CỦA SIÊU ÂM KẾT HỢP ĐÀN HỒI MÔ TRONG CHẨN ĐOÁN UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: đánh giá giá trị của siêu âm kết hợp đàn hồi mô trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt (UTTTL). Đối tượng và Phương pháp: 74 bệnh nhân nghi ngờ UTTTL được siêu âm qua đường trực tràng đa phương tiện gồm 2D, Doppler màu và SE, được đối chiếu với kết quả giải phẫu bệnh qua sinh thiết hệ thống 12 mẫu dưới hướng dẫn siêu âm qua đường trực tràng tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ tháng 5/2020 đến tháng 6/2021. Kết quả: Nghiên cứu có 28/74 bệnh nhân ung thư (38%), phát hiện 78/296 tổn thương ung thư ở 2 vùng chính là vùng ngoại vi (36) và vùng chuyển tiếp (42).Trong chẩn đoán UTTTL nằm ở vùng ngoại vi, siêu âm 2D, 2D+Doppler màu, 2D+Doppler màu+SE có độ nhạy lần lượt là 72.2%, 72.2%, 80.6%. Trong chẩn đoán UTTTL nằm ở vùng chuyển tiếp, siêu âm 2D, 2D+Doppler màu, 2D+Doppler màu+SE có độ nhạy lần lượt là 40.5%, 66.7%, 85.7%. Kết luận: Siêu âm 2D qua đường trực tràng có độ nhạy cao trong chẩn đoán UTTTL nằm ở vùng ngoại vi nhưng có độ nhạy thấp trong chẩn đoán UTTTL nằm ở vùng chuyển tiếp. Kết hợp hai hoặc ba kĩ thuật siêu âm đều làm tăng độ nhạy trong chẩn đoán UTTTL đặc biệt ở vùng chuyển tiếp.Siêu âm đàn hồi mô là phương pháp bổ trợ giúp làm tăng độ nhạy trong chẩn đoán UTTTL.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
ung thư tuyến tiền liệt, siêu âm qua đường trực tràng, siêu âm kết hợp đàn hồi mô
Tài liệu tham khảo
2. Barr, Richard G (2017). Elastography a Practical : “ Elastography of the Prostate”, 87-99.
3. Harvey CJ, Pilcher J, Richenberg J, Patel U, Frauscher F. Applications of transrectal ultrasound in prostate cancer. Br J Radiol. 2012;85(Spec Iss 1):S3-S17. doi:10.1259/bjr/56357549
4. Tangel MR, Rastinehad AR. Advances in prostate cancer imaging. F1000Res. 2018;7:1337. doi:10.12688/f1000research.14498.1
5. Barr RG, Cosgrove D, Brock M, et al. WFUMB Guidelines and Recommendations on the Clinical Use of Ultrasound Elastography: Part 5. Prostate. Ultrasound in Medicine & Biology. 2017;43(1):27-48. doi:10.1016/j.ultrasmedbio.2016.06.020
6. Dietrich CF, Barr RG, Farrokh A, et al. Strain Elastography - How To Do It? Ultrasound Int Open. 2017;3(4):E137-E149. doi:10.1055/s-0043-119412
7. Kamoi K, Okihara K, Ochiai A, et al. The Utility of Transrectal Real-Time Elastography in the Diagnosis of Prostate Cancer. Ultrasound in Medicine and Biology. 2008;34(7):1025-1032. doi:10.1016/j.ultrasmedbio.2007.12.002
8. Giurgiu CR, Manea C, Crişan N, Bungărdean C, Coman I, Dudea SM. Real-time sonoelastography in the diagnosis of prostate cancer. Med Ultrason. 2011;13(1):5-9.
9. El Fattah Hassan Gadalla AA, El Rahman SFA, Anis SE, El-Sayed khalil M. Value of ultrasound elastography versus transrectal prostatic biopsy in prostatic cancer detection. The Egyptian Journal of Radiology and Nuclear Medicine. 2015;46(3):761-768. doi:10.1016/j.ejrnm.2015.05.009