ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT U HẬU NHÃN CẦU TẠI BỆNH VIỆN K
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật u hậu nhãn cầu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang, hồi cứu và tiến cứu, gồm 30 bệnh nhân u hậu nhãn cầu được chẩn đoán, điều trị phẫu thuật tại khoa Ngoại Thần Kinh - bệnh viện K từ 01/2017 đến 06/2021. Kết quả: Tỷ lệ nam/nữ là 1,14/1; tuổi trung bình là 37,8 ± 22,6 (4 – 71 tuổi). Triệu chứng lâm sàng thường hay gặp nhất là lồi mắt (90%), đau mắt (86,7%), giảm thị lực (76,7%). Khối u lành tính (43,4%), u ác tính (56,7%); trong đó hay gặp nhất là u màng não (23,3%), sarcoma cơ vân thể bào thai (13,3%), carcinoma không sừng hóa xâm nhập (10%). Kết quả lấy toàn bộ u và gần toàn bộ là 46,7% và 33,3%. Không có trường hợp nào tử vong, chảy máu do phẫu thuật. Kết quả khám lại hiện tại: Có 8/30 (26,7%) bệnh nhân tử vong, trung bình 9,0±4,3 tháng, các loại giải phẫu bệnh (Carcinom không sừng hóa xâm nhập; Sarcoma (cơ vân thể hốc, xương, cơ vân thể bào thai, sụn trung mô, xơ bì lồi); Carcinom biểu bì nhày độ cao). U tiến triển, tái phát: có 6/30 (20%), trung bình 9,0 ± 4,3 tháng, các loại giải phẫu bệnh (Hemangiopericytome malin độ III, Sarcoma (cơ vân thể hốc, xương, cơ vân thể bào thai, xơ bì lồi), Carcinom không sừng hóa xâm nhập). Còn u tồn dư, u lành tính, không tiến triển: có 9/30 (30%), trung bình 15,67 ± 12,7 tháng, các loại giải phẫu bệnh (u màng não, loạn sản xơ xương, u mạch thể tĩnh mạch, giả u – viêm mạn). Không còn u, u lành tính: có 4/30 (13,3%), trung bình 19,25 ± 8,9 tháng, các loại giải phẫu bệnh (Swhannoma, u màng não). Kết luận: Phẫu thuật là phương pháp hiệu quả để chẩn đoán và điều trị các u hậu nhãn cầu. Tỉ lệ lấy toàn bộ u và gần toàn bộ là 46,7% và 33,3%, tỉ lệ biến chứng sau mổ thấp (Có 4 ca chiếm 13,33% trường hợp nhiễm trùng tại chỗ hốc mắt. Không có biến chứng chảy máu nội nhãn hay máu tụ nội sọ, rò dịch não tủy, tràn khí).
Chi tiết bài viết
Từ khóa
U hậu nhãn cầu, u hốc mắt, phẫu thuật qua sọ, mở trần hốc mắt
Tài liệu tham khảo
2. Darsaut TE, et al., (2001) Introductory overview of orbital tumorsNeurosurg Focus 10(5):1-9.
3. Ohtsuka K, et al., (2005) A review of 244 orbital tumors in Japanes patients during a 21 year period: origins and locations: Jpn Ophthalmol 49:49-55.
4. Margalit N, Ezer H, Fliss DM, Naftaliev E, Nossek E, Kesler A (2007), "Orbital tumors treated using transcranial approaches: surgical technique and neuroophthalmogical results in 41 patients". Neurosurg Focus, 23(5), E11.
5. Park HJ, Yang SH, Kim IS, Sung JH (2008), " Surgical treatment of orbital tumors at a single institution". J Korean Neurosurg Soc, 44, 146- 150.
6. Abuzayed B, Kucukyuruk B, Tanriover N, Sanus GZ, Canbaz B, Akar Z, et al. (2012), "Transcranial superior orbitotomy for the treatment of intraorbital intraconal tumors: surgical technique and long-term results in single institute". Neurosurg Rev, 35(4), 573-582.
7. Markowski J, Jagosz-Kandziora E, Likus W, Pajak J, MrukwaKominek E, Paluch J, et al. (2014), "Primary orbital tumors: a review of 122 cases during a 23-year period: a histo-clinical study in material from the ENT Department of the Medical University of Silesia". Med Sci Monit, 20, 988-994.
8. Boari N, Gagliardi F, Castellazzi P, Mortini P (2011), "Surgical treatment of orbital cavernomas: clinical and functional outcome in a series of 20 patients". Acta Neurochir (Wien), 153(3), 491-498