MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI NỒNG ĐỘ HbA1c Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2

Thiên Bình Châu 1,, Phi Nhựt Thi Ngô 1, Hữu Hầu Châu 1
1 Bệnh viện Nhật Tân

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ HbA1c trên người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) típ 2. Phương pháp: Mô tả cắt ngang có phân tích. Nghiên cứu trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa Nhật Tân, An Giang, từ tháng 5/2021 đến tháng 7/2021. Kết quả: Trên tổng số bệnh nhân đái tháo đường típ 2 là 340, chúng tôi thu được 20 chỉ số có liên quan tới nhân khẩu học, thời gian mắc bệnh, thói quen sinh hoạt, hoạt động thể lực, hiểu biết về bệnh, các chỉ số cận lâm sàng… Sau khi phân tích thống kê so sánh nồng độ HbA1c và các biến độc lập, có 6 chỉ số làm tăng nồng độ HbA1c khác biệt có ý nghĩa thống kê:  hoạt động thể lực kém so với tốt (9,22 ± 1,77 và 7,74 ± 1,38); số năm mắc bệnh ≥6 năm so với <6 năm (9,27 ± 1,73 và 7,96±1,53); nữ so với nam (8,89 ± 1,84 và 7,94 ± 1,30); không tuân thủ và tuân thủ dùng thuốc (9,14± 1,81 và 8,33 ± 1,69); tăng vả không tăng huyết áp (8,84 ± 1,96 so với 8,42 ± 1,60); thiếu và có  kiến thức về ĐTĐ (8,56 ± 1,73 so với 8,65 ± 1,83). Kết luận: Các yếu tố liên quan đến giảm nồng độ HbA1c trong nghiên cứu này bao gồm có hoạt động thể lực tốt, ĐTĐ dưới <6 năm, giới tính nam, tuân thủ dùng thuốc tốt, kiểm soát huyết áp tốt, có kiến thức tốt về bệnh. Trên cơ sở nghiên cứu này, chúng tôi khuyến cáo để ngừa và giảm bệnh ĐTĐ típ 2 cần tăng cường hoạt động thể lực, tăng cường giáo dục kiến thức về phòng và điều trị bệnh đái tháo đường típ 2, kiểm soát huyết áp tốt và cần tuân thủ dùng thuốc.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. International Diabetes Federation. IDF diabetes atlas in International Diabetes Federation, 1–144, Brussels, Belgium, 9th edition; 2019: http://wwwdiabetesatlas.org.
2. Bộ Y tế. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường típ 2. Quyết định số 5481QĐ-BYT, ngày 30 tháng 12 năm 2020.
3. Mariusz Jaworski , Mariusz Panczyk , Małgorzata Cedro , Alicja Kucharska. Adherence to dietary recommendations in diabetes mellitus: disease acceptance as a potential mediator. Patient Prefer Adherence. 2018 Jan 24;12:163-174
4. Michigan Diabetes Research Center. Tools for Health Professionals: Diabetes Knowledge Test - (DKT). http://diabetesresearch.med.umich.edu/Tools_SurveyInstruments.php
5. Duarte FG, Moreira SS, Almeida MCC, Teles CAS, Andrade CS, Reingold AL, Moreira Jr ED. Sex differences and correlates of poor glycaemic control in type 2 diabetes: a cross-sectional study in Brazil and Venezuela. BMJ Open 2019;9:e023401. doi:10.1136/bmjopen-2018-023401.
6. Verma M,Paneri S, Badi P, Raman PG. Effect of increasing duration of diabetes mellitus type 2 on glycated hemoglobin and insulin sensitivity. Indian J Clin Biochem. 2006 Mar; 21(1): 142–146.
7. Beraki Å, Magnuson A, Särnblad S, Åman J, Samuelsson U. Increase in physical activity is associated with lower HbA1c levels in children and adolescents with type 1 diabetes: results from a cross-sectional study based on the Swedish pediatric diabetes quality registry (SWEDIABKIDS). Diabetes Res Clin Pract. 2014 Jul;105(1):119-25.
8. Christie D, Thompson R, Sawtell M, Allen E, Cairns J, Smith F, Jamieson E, Hargreaves K, Ingold A et al. Structured, intensive education maximising engagement, motivation and long-term change for children and young people with diabetes: a cluster randomised controlled trial with integral process and economic evaluation - the CASCADE study. Health Technol Assess. 2014 Mar;18(20):1-202.
9. Roseanne O Yeung, Yuying Zhang (2014), “Metabolic profiles and treatment gaps in young-onset type 2 diabetes in Asia (the JADE programme): a cross-sectionalstudy of a prospective cohort”, Lancet Diabetes Endocrinol, 2, pp:935–43