THỰC TRẠNG ĐIỀU TRỊ THUỐC SINH HỌC Ở BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP TẠI KHOA CƠ XƯƠNG KHỚP BỆNH VIỆN BẠCH MAI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả thực trạng sử dụng thuốc sinh học (bDMARD) trong điều trị viêm khớp dạng thấp (VKDT) tại khoa Cơ Xương Khớp- Bệnh viện Bạch Mai (khoa CXK-BVBM) và xác định một số yếu tố ảnh hưởng. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến cứu kết hợp hồi cứu trên 71 bệnh nhân VKDT có dùng bDMARDs tại địa điểm nghiên cứu từ 01/2017 đến 12/2020. Kết quả: bDMARD hay được chọn đầu tiên là thuốc ức chế IL-6 (83,1%), có 29,1% bệnh nhân chuyển sang bDMARD thứ 2 (thường gặp nhất là chuyển sang nhóm ức chế TNF), thời gian duy trì thuốc của nhóm ức chế IL-6 là 131 tuần (CI95%: 108,2-153,8); của nhóm ức chế TNF là 46 tuần (CI95%: 10,4-81,6), (p=0,007). Tỉ lệ tuân thủ điều trị thấp (29,6%). Lý do hàng đầu của không tuân thủ điều trị là kinh tế (35,6%) và đáp ứng tốt (31,4%); của giãn liều là đáp ứng tốt (62%) và kinh tế (24,6%); của dừng thuốc là do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 (40,6%), hết thuốc (21,7%) và kinh tế (20,3%); và của đổi thuốc là không đáp ứng (30,3%), hết thuốc (36,4%) vàkinh tế (27,3%). Kết luận: bDMARDs nhóm ức chế IL-6 được lựa chọn để khởi đầu điều trị nhiều nhất và có thời gian duy trì lâu hơn nhóm ức chế TNF. Tỉ lệ tuân thủ điều trị thấp và lý do chính của không tuân thủ là không đủ khả năng tài chính. Các yếu tố như không đủ khả năng tài chính, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và hết thuốc, hoặc không đáp ứng với bDMARDs điều trị là những lý do chính khiến cho bệnh nhân đổi hay dừng thuốc.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
viêm khớp dạng thấp, thuốc sinh học, thực trạng, Bệnh viện Bạch Mai
Tài liệu tham khảo
2. Brodszky V, Biro A, Szekanecz Z, et al. Determinants of biological drug survival in rheumatoid arthritis: evidence from a Hungarian rheumatology center over 8 years of retrospective data. Clinicoecon Outcomes Res. 2017;9:139-147.
3. Sullivan E, Kershaw J, Blackburn S, Mahajan P, Boklage SH. Biologic Disease-Modifying Antirheumatic Drug Prescription Patterns Among Rheumatologists in Europe and Japan. Rheumatol Ther. 2020.
4. Aaltonen KJ, Joensuu JT, Pirila L, et al. Drug survival on tumour necrosis factor inhibitors in patients with rheumatoid arthritis in Finland. Scand J Rheumatol. 2016;46(5):359-363.
5. Smolen JS, Landewe RBM, Bijlsma JWJ, et al. EULAR recommendations for the management of rheumatoid arthritis with synthetic and biological disease-modifying antirheumatic drugs: 2019 update. Ann Rheum Dis. 2020;79(6):685-699.
6. Fraenkel L, Bathon JM, England BR, et al. 2021 American College of Rheumatology Guideline for the Treatment of Rheumatoid Arthritis. Arthritis Care Res (Hoboken). 2021;73(7):924-939.
7. Berger N, Peter M, DeClercq J, Choi L, Zuckerman AD. Rheumatoid arthritis medication adherence in a health system specialty pharmacy. The American journal of managed care. 2020;26(12):e380-e387.
8. Rashid N, Lin AT, Aranda G, Jr., et al. Rates, factors, reasons, and economic impact associated with switching in rheumatoid arthritis patients newly initiated on biologic disease modifying anti-rheumatic drugs in an integrated healthcare system. Journal of medical economics. 2016;19(6):568-575.