ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SAU PHẪU THUẬT CẮT THỰC QUẢN TẠO HÌNH NỘI SOI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN K NĂM 2020 -2021

Văn Hạnh Mai 1,, Quốc Đạt Phạm 1
1 Đại học Thăng Long

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân tích kết quả chăm sóc người bệnh phẫu thuật nội soi cắt thực quản tạo hình và một số yếu tố liên quan. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 138người bệnh ung thư thực quản được điều trị theo phương pháp phẫu thuật nội soi tạo hình tại Khoa Ngoại bụng 2 - Bệnh viện K từ tháng 01/2020 đến tháng 5/2021. Kết quả chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật được đánh giá qua 3 mức độ tốt, trung bình, không tốt và mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố có liên quan đến tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV). Số liệu được thu thập, xử lý, làm sạch và nhập vào máy tính bằng phần mềm Epidata và Excel. Xử lý số liệu bằng phần mềm thống kê Stata 14. Kết quả: Đa số người bệnh sau điều trị chăm sóc đạt kết quả tốt (72,5%), trung bình (26,8%). Hầu hết các bệnh nhân đều đã ổn định khi xuất viện. Có 1 trường hợp tử vong sau phẫu thuật. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhiễm khuẩn bệnh viện bao gồm số ngày nằm viện, hóa trị trước mổ, tiền sử đái tháo đường, tần suất chăm sóc ống màng phổi với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p <0,05. Kết luận: Chăm sóc theo đúng quy trình cho người bệnh sau phẫu thuật nội soi cắt thực quản tạohình có kết quả tích cực và giảm nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Đức Huấn, Đỗ Đức Vân (2000). Phẫu thuật cắt ung thư thực quản kinh nghiệm kết quả 71 trường hợp, Ngoại khoa số 3, Tr 22-25.
2. Lâm Việt Trung, Nguyễn Minh Hải, Võ Tấn Long và cộng sự (2012). Đánh giá tính khả thi, an toàn và kết quả ngắn hạn trong phẫu thuật nội soi điều trị UTTQ,Phẫu thuật nội soi tập 2, số 1, Tr 48-52.
3. Triệu Triều Dương (2008). Nghiên cứu phẫu thuật nội soi điều trị UTTQ tại bệnh viện 108”. Y học TP. Hồ Chí Minh, 12, Tr 200-203.
4. Luketich J. D., Pennathur A., AwaisO., Levy R. M., Keeley s., ShendeM., et al. (2012), Outcomes after minimally invasive esophagectomy: review ofover 1000 patients. Ann Surg, 256(1), 95-103.
5. Atkins B. Z., Shah A. S., Hutcheson K. A., et al (2004), Reducing hospital morbidity and mortality following esophagectomy. Ann Thorac Surg, 78(4), 1170- 1176; discussion 1170-1176.
6. Bakhos C. T., Fabian T., Oyasiji T. O., et al (2012), Impact of the surgical technique on pulmonary morbidity after esophagectomy. Ann Thorac Surg, 93(1), 221-226; discussion 226-227.
7. Ferri L. E., Law S., Wong K. H., et al (2006), The influence of technical complications on postoperative outcome and survival after esophagectomy. Ann Surg Oncol, 13(4), 557-564