ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KÉO DÀI GIẢM ĐAU SAU MỔ LẤY THAI BẰNG GÂY TÊ MẶT PHẲNG CƠ NGANG BỤNG BẰNG HỖN HỢP THUỐC ROPIVACAIN PHỐI HỢP VỚI DEXAMETHASON

Thị Thùy Dương Nguyễn 1,, Đức Lam Nguyễn 2, Thị Thanh Nguyễn 3
1 Bệnh viện Sản Nhi Lào Cai
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Trung tâm Y tế Từ Sơn, Bắc Ninh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Một nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả kéo dài giảm đau sau mổ lấy thai bằng gây tê mặt phẳng cơ ngang bụng bằng hỗn hợp thuốc ropivacain phối hợp với dexamethason. Nghiên cứu được thực hiện trên 100 bệnh nhân tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thời gian giải cứu cơn đau đầu tiên ngắn hơn đáng kể ở nhóm 1 (11,01 ± 3,62giờ) so với nhóm 2 (18,54 ± 4,15giờ) (p<0,05). Tổng nhu cầu morphin trong 24 giờ đầu sau phẫu thuật cao hơn đáng kể ở nhóm 1 (5,62± 2,1 mg) so với nhóm 2 (4,07± 1,9mg) (p <0,05). Điểm số VAS- S và VAS- V của cả hai nhóm khác nhau không đáng kể tại các thời điểm 1 giờ, 2 giờ và 4 giờ sau phẫu thuật, tuy nhiên ở nhóm 1 cao hơn đáng kể so với nhóm 2 tại các thời điểm 8 giờ, 12 giờ, 16 giờ và 24 giờ sau phẫu thuật.Tỷ lệ nôn ở nhóm 1 chiếm 20% cao hơn nhiều so với nhóm 2 chỉ chiếm 4%, p < 0,05. Các chỉ số lâm sàng liên quan đến tuần hoàn trong giới hạn bình thường và tương đương nhau giữa hai nhóm ở các thời điểm 1 giờ, 2 giờ ,4 giờ nghiên cứu. Nhịp tim, huyết áp trung bình lúc 8 giờ, 12 giờ, 16 giờ và 24 giờ sau phẫu thuật ở nhóm 1 cao hơn đáng kể so với bệnh nhân nhóm 2 (p <0,05). Các chỉ số lâm sàng liên quan đến hô hấp trong giới hạn bình thường và tương đương nhau giữa hai nhóm ở tất cả các thời điểm nghiên cứu. Trong nghiên cứu của chúng tôi không gặp bất kỳ tai biến nào liên quan đến gây tê TAP block.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. B. Richez, L. Ouchchane, A. Guttmann và các cộng sự. (2015), "The Role of Psychological Factors in Persistent Pain After Cesarean Delivery", J Pain, 16(11), tr. 1136-46.
2. Uma Hariharan và Vinoth Natarajan (2017), "Rectus Sheath Block and Transversus Abdominis Plane Block for Pain Relief after Cesarean Section".
3. Zhirajr Mokini Poturljan (2011), Ultrasound Blocks for the Anterior Abdominal Wall Principles and Implementation for Adult and Pediatric Surgery. 2011 Edition.
4. P. Hebbard (2015), "TAP block nomenclature", Anaesthesia, 70(1), tr. 112-3.
5. C. Pehora, A. M. Pearson, A. Kaushal và các cộng sự. (2017), "Dexamethasone as an adjuvant to peripheral nerve block", Cochrane Database Syst Rev, 11(11), tr. Cd011770.
6. A. Zorrilla-Vaca và J. Li (2018), "Dexamethasone Injected Perineurally is More Effective than Administered Intravenously for Peripheral Nerve Blocks: A Meta-Analysis of Randomized Controlled Trials", Clin J Pain, 34(3), tr. 276-284.
7. A. Gupta, A. Gupta và N. Yadav (2019), "Effect of dexamethasone as an adjuvant to ropivacaine on duration and quality of analgesia in ultrasound-guided transversus abdominis plane block in patients undergoing lower segment cesarean section - A prospective, randomised, single-blinded study", Indian J Anaesth, 63(6), tr. 469-474.
8. P. L. Petersen, O. Mathiesen, P. Stjernholm và các cộng sự. (2013), "The effect of transversus abdominis plane block or local anaesthetic infiltration in inguinal hernia repair: a randomised clinical trial", Eur J Anaesthesiol, 30(7), tr. 415-21.