KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ ĐỨT DÂY CHẰNG CHÉO TRƯỚC CÓ SỬ DỤNG VẬT LIỆU HỖ TRỢ BÊN TRONG

Trung Hiếu Vũ1, Xuân Thành Đào 1,2,
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị đứt dây chằng chéo trước có sử dụng vật liệu hỗ trợbên trong. Thiết kế nghiên cứu can thiệp lâm sàng không đối chứng trên 31 bệnh nhân được chẩn đoán đứt dây chằng chéo trước và được phẫu thuật nội soi điều trị bằng nẹp hỗ trợ bên trong (internal brace)tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Đa khoa Saint Paul, từ tháng 01/2019 đến tháng 12/2020. Kết quả cho thấy tuổi trung bình là 29,87 ± 7,9; tỷ số nam/nữ = 4,2; Thời gian phẫu thuật trung bình là là 102,3 ± 15,5 phút,  thời gian nằm viện trung bình là 6,0 ± 1,0 ngày.Thang điểm Lysholm trước phẫu thuật trung bình là 60,2 ± 3,7.Sau phẫu thuật 6 tháng, giá trị trung bình của điểm Lysholm được cải thiện tốt (91,2±11,7);tỷ lệ đạt kết quả tốt và rất tốt (87,1%). Điểm mức độ hoạt động Tegner trung bình trước chấn thương là6,3±0,6 (dao động từ 5-7); trước phẫu thuật là 3,3±1,1 (dao động từ 1-5). Tại thời điểm sáu tháng sau phẫu thuật, giá trị trung bình của điểm này là 5,0±1,2 (dao động từ 2-7). Phẫu thuật nội soi điều trị đứt dây chằng chéo trước có sử dụng vật liệu hỗ trợ bên trong cho kết quả rất khả quan.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1 Edoardo Monaco et all (2021). Acute Primary Repair of the Anterior Cruciate Ligament With Anterolateral Ligament Augmentation.
2. Trần Hoàng Tùng (2018). Nghiên cứu ứng dụngphẫu thuật nội soi tái tạo hai bó dây chằng chéo trước sử dụng gân bánh chè đồng loại. Luận án tiến sỹ trường Đại học Y Hà Nội.
3. Trần Trung Dũng (2011), Nghiên cứu sử dụng mảnh ghép đồng loại bảo quản lạnh sâu tạo hình dây chằng chéo trước khớp gối qua nội soi, Luận văn tiến sỹ y học. Trường Đại học Y Hà Nội.
4. Lê Mạnh Sơn (2015), Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước hai bó bằng gân cơ bán gân và gân cơ thon tự thân. Luận ántiến sỹ, trường Đại học Y Hà Nội.
5. Kristian Nikolaus Schneider et al (2020). Good to Excellent Functional Short-Term Outcome and Low Revision Rates Following Primary Anterior Cruciate Ligament Repair Using Suture Augmentation.
6. Harmen D. Vermeijden et al (2021), Reliable Internal Consistency and Adequate Validity of the Forgotten Joint Score-12 after Primary Anterior Cruciate Ligament Repair.
7. R Kalina et all (2019). InternalBrace ACL Repair- First Experiences and Outcomes.