GIÁ TRỊ CHẨN ĐOÁN CỦA DẤU HIỆU CHAPMAN TRONG CHẨN ĐOÁN NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP Ở BỆNH NHÂN CÓ BLOCK NHÁNH TRÁI HOÀN TOÀN

Thị Huê Hà 1,, Song Giang Trần 2
1 Trường đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu:Tìm hiểu giá trị chẩn đoán của dấu hiệu Chapman trong chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp ở bệnh nhân có block nhánh trái hoàn toàn. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến hành trên 150 bệnh nhân có điện tâm đồ BNT thỏa mãn các tiêu chuẩn chọn bệnh tại Viện Tim Mạch, bệnh viện Bạch Mai trong đó 79 bệnh nhân được chẩn đoán NMCT và 71 bệnh nhân không được chẩn đoán NMCT. Sau khi tìm hiểu sự hiện diện của các dấu hiện điện tâm đồ trong chẩn đoán NMCT kèm BNT, nghiên cứu sẽ đánh giá khả năng chẩn đoán của dấu Chapman so sánh với các tiêu chuẩn khác trong chẩn đoán NMCT kèm BNT. Kết quả nghiên cứu: Dấu hiệu Chapman là dấu hiệu thường gặp trên điện tâm đồ ở bệnh nhân có BNT(42%). Dấu hiệu này có độ nhạy 39,2%, độ đặc hiệu 54,9%, giá trị tiên đoán dương 49,2% và giá trị tiên đoán âm 44.8% trong chẩn đoán NMCT kèm BNT. Khi kết hợp với men tim giúp cải thiện độ nhạy lên 100% nhưng làm giảm độ đặc hiệu trong chẩn đoán (47,9 – 49,3%). Khi kết hợp với siêu âm tim giúp cải thiện độ nhạy (67,1 – 74,7%) và độ đặc hiệu tốt (97,2%). Kết luận: Dấu hiệu Chapman là dấu hiệu thường thấy hơn các dấu hiệu khác trên ĐTĐ ở bệnh nhân NMCT kèm BNT. Giá trị chẩn đoán của dấu hiệu này không cao. Khi kết hợp các thông tin lâm sàng, men tim, siêu âm tim sẽ cải thiện khả năng chẩn đoán.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Lân Việt, Phạm Việt Tuân, Phạm Mạnh Hùng, Văn Đức Hạnh & Nguyễn Ngọc Quang. Nghiên cứu mô hình bệnh tật ở bệnh nhân điều trị nội trú tại Viện tim mạch Việt Nam trong thời gian 2003-2007. Tạp chí Tim mạch học Việt Nam 11–18 (2010).
2. Wellens, H. J. J., Gorgels, A. M. & Doevendans, P. A. F. M. The ECG in Acute Myocardial Infarction and Unstable Angina: Diagnosis and Risk Stratification. (Springer US, 2002). doi:10.1007/b101885.
3. Idris, A., Hatahet, M. & Edris, B. Acute myocardial infarction in the setting of left bundle branch block: Chapman’s sign. The American Journal of Emergency Medicine37, 1991.e5-1991.e7 (2019).
4. Chapman, M. G. & Lee Pearce, M. Electrocardiographic Diagnosis of Myocardial Infarction in the Presence of Left Bundle-Branch Block. Circulation16, 558–571 (1957).
5. Ivanov, I. et al. Electrocardiographic signs of acute myocardial infarction in left bundle branch block. Med. Pregl.66, 503–506 (2013).
6. Maynard, S. J. et al. Body surface mapping improves early diagnosis of acute myocardial infarction in patients with chest pain and left bundle branch block. Heart89, 998–1002 (2003).
7. Shlipak, M. G. et al. Should the Electrocardiogram Be Used to Guide Therapy for Patients With Left Bundle-Branch Block and Suspected Myocardial Infarction? JAMA281, 714–719 (1999).
8. Nestelberger, T. et al. Diagnosis of acute myocardial infarction in the presence of left bundle branch block. Heart105, 1559–1567 (2019).
9. Poprawski, K., Piszczek, I., Smukowski, T. & Paradowski, S. Comparison of the diagnostic value of echocardiographic, ecg and enzymatic investigations in acute myocardial infarction. Pol Arch Med Wewn85, 167–173 (1991).