NHÂN 16 TRƯỜNG HỢP PHẪU THUẬT U VÙNG HỐ DƯỚI THÁI DƯƠNG VÀ NỀN SỌ GIỮA TẠI KHOA TAI MŨI HỌNG BỆNH VIỆN CHỢ RẪY

Hạnh Uyên Trần 1,, Minh Trường Trần 1
1 Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Hố dưới thái dương và nền sọ giữa có cấu trúc giải phẫu phức tạp và khó phẫu thuật nhất trong cơ thể người. Các khối u vùng này đa dạng, có liên quan chặt chẽ với các cơ quan có tính sống còn của cơ thể nên việc phẫu thuật lấy u luôn là một thách thức. Mục tiêu: Hồi cứu việc phẫu thuật 16 ca u vùng hố dưới thái dương và nền sọ giữa bằng đường ngoài tại khoa Tai Mũi Họng bệnh viện Chợ Rẫy gồm các triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm cần thiết, thuận lợi, khó khăn và kết quả của phẫu thuật. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu là mô tả cắt ngang có can thiệp lâm sàng. Bệnh nhân được chẩn đoán u vùng hố dưới thái dương và nền sọ giữa có chỉ định phẫu thuật từ 6/2019 - 10/2021 bằng đường mổ ngoài tại khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Chợ Rẫy. Kết quả: 14/16 bệnh nhân được mổ bằng đường trước tai dưới thái dương để vào hố dưới thái dương lấy u. 1 ca mổ theo đường đưới hàm (Sebilau Carrega), 1 ca đi theo đường xuyên miệng xuyên khẩu cái. 12 ca là u lành tính, 4 ca u ác tính. Không có biến chứng nặng hoặc tử vong trong và sau mổ. Kết luận: Đường mổ Trước tai dưới thái dương là một "tiêu chuẩn vàng" để phẫu thuật lấy các khối u vùng hố dưới thái dương và nền sọ giữa. Việc kết hợp các đường mổ khác tuỳ thuộc vào tính chất, vị trí kích thước của khối u.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Daniel Yafit; Dan M. Fliss (2019) Surgical approach for Infratemporal fossa tumor resection : Fifteen years experience of a singular center Journal of head and neck surgery; 2019 1-9.
2. Amed Youssef; Ricardo l. Carrau; Leo ditzel Filho (2015) Endoscopic versus open approach to the Infratemporal fossa: A cadaver study. Neurol Sur 8; 76: 358-364
3. Anand K;.Devaiah; David R; Todd Hoagland (2013) Evaluating Endoscopic and Endoscopic – Assisted access to the Infratemporal Fossa: A novel method foe assessement and comparison of approach The Laryngoscope 123 July; 1575-1581
4. Drew P.Plonk; J. Dale Browne (2013) The subtemporal preauricular infratemporal fossa approach Operative techniques in Otolaryngology. Elsevier 24, 235-239
5. Hitotsumatsu T; Rhoton AL (2000) Unilateral upper and lower subtotal maxillectomy approaches to the cranial base: Microsurgical anatomy. Neurosurgery; 46(6): 1416-1452; disscussion1452-1453
6. Paul J Donald Lippincott (1998) Surgery of the Skull base – Raven Publishers (30-327p)
7. Janecka JP (1995). Classification of facial translocation approach to the skull base. Otolaryngol head neck Surg; 112(4): 579-585
8. Sekhar LN, Schramm VI (1987): Subtemporal -preauricular infratemporal approach to large and posterior cranial base neoplasms Neurosurg 1987;67(4):488-499
9. M. Portmann; Anthony Richards; Jean Marc Sterkers (1994): Rhino-Otological Microsurgery of the Skull base (152-187p). Churchill Livingstone
10. Guerrier Y. (1985) La fosse infra-temporal et la fosse pterygo-palatine Cahier d’ORLde chir cervicofacial 20:655-663
11. Obwegeser HL (1985) Temporal approach to the TMJ, the orbit and the retromaxillary-infracranial region.Head and neck Surg; 7(3) 185-199.
12. Fish U. (1978) Infratemporal fossa approach to tumor of the temporal bone and base of the skull. J Laryngol Otol.