CÁC CHỦNG VI NẤM NGOÀI DA PHÂN LẬP ĐƯỢC VÀ ĐỘ NHẠY CẢM VỚI CÁC THUỐC KHÁNG NẤM HIỆN NAY TRÊN BỆNH NHÂN ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2021
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Nhiễm vi nấm ngoài da (dermatophytosis) là một trong những bệnh phổ biến và khó điều trị. Vấn đề chẩn đoán tác nhân gây bệnh chưa được quan tâm triệt để, cộng với tình trạng kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần thiết phải có nghiên cứu khảo sát các chủng vi nấm ngoài da hiện đang lưu hành trên các bệnh nhân đến khám tại bệnh viện Da Liễu, từ đó có cơ sở chẩn đoán và điều trị hiệu quả. Mục tiêu: Phân lập, định danh và tìm hiểu tỷ lệ của các chủng vi nấm ngoài da. Khảo sát độ nhạy cảm với các thuốc khám nấm hiện nay trên các bệnh nhân đến khám tại bệnh viện Da Liễu Thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp nghiên cứu: cắt ngang mô tả, đối tượng từ 339 mẫu bệnh phẩm da, tóc, móng nghi ngờ do vi nấm ngoài da đến khám ngoại trú tại Khoa Khám bệnh Bệnh viện Da Liễu Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2021 có chỉ định soi tươi tìm vi nấm của bác sĩ lâm sàng. Các bệnh phẩm được cấy vào môi trường Dermatophyte test medium (DTM) và Sabouraud dextrose Agar (SDA) để phân biệt và định danh. Các chủng vi nấm ngoài da được thực hiện kháng nấm bằng phương pháp đĩa khuếch tán để đánh giá hiệu lực gồm các chất kháng nấm: fluconazole, griseofulvin, itraconazole, ketoconazole. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm nấm ngoài da là 47,2%. Trên 107 mẫu bệnh phẩm nuôi cấy phân lập được vi nấm ngoài da, Trichophyton rubrum chiếm tỉ lệ cao nhất là 63,55%, kế đến là Trichophyton mentagrophytes với tỉ lệ 28,04%, Microsporum gypseum chiếm tỉ lệ 4,67%, và cuối cùng là Microsporum canis có tỉ lệ thấp nhất là 3,74%. Tất cả vi nấm ngoài da đều nhạy với thuốc kháng nấm itraconazole (100%); trong khi đó, mức độ nhạy cảm với griseofulvin là 98%. Đối với thuốc kháng nấm ketoconazole, mức độ nhạy với thuốc đạt 52,9%, và có 30,4% mẫu vi nấm ngoài da kháng với ketoconazole. Kết luận: Tỉ lệ nhiễm nấm da do vi nấm ngoài da của bệnh nhân còn cao; trong đó, loài Trichophyton rubrum là loài thường gặp nhất. Kết quả kháng nấm đồ cho thấy tình trạng đề kháng ngày càng tăng của vi nấm, có thể giảm hiệu quả điều trị.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Vi nấm ngoài da, tỉ lệ nhiễm, thuốc kháng nấm, kháng nấm đồ
Tài liệu tham khảo
2. Hà Mạnh Tuấn, Vũ Quang Huy, Trần Phủ Mạnh Siêu, Nguyễn Quang Minh Mẫn (2019), "Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, dịch tễ trên bệnh nhân nhiễm nấm da tại Bệnh viện Da liễu TP. HCM", Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Tập 23 (số 3), tr. 194 - 199.
3. Nguyễn Thị Ngọc Yến, Phan Cảnh Trình, Tôn Hoàng Diệu, Nguyễn Lê Phương Uyên (2019), "Khảo sát mức độ nhạy cảm của nấm da phân lập tại Bệnh viện Da Liễu Thành phố Hồ Chí Minh với ketoconazol và terbinafin", Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Tập 23 (số 2), tr. 55-60.
4. Colosi I. A., Cognet O., Colosi H. A., Sabou M., Costache C. (2020), "Dermatophytes and Dermatophytosis in Cluj-Napoca, Romania-A 4-Year Cross-Sectional Study", Journal of fungi (Basel, Switzerland), 6 (3), 154.
5. Levitt J. O., Levitt B. H., Akhavan A., Yanofsky H. (2010), "The sensitivity and specificity of potassium hydroxide smear and fungal culture relative to clinical assessment in the evaluation of tinea pedis: a pooled analysis", Dermatology research and practice, 2010, 764843-764843.
6. Pakshir K., Bahaedinie L., Rezaei Z., Sodaifi M., Zomorodian K. (2009), "In Vitro Activity Of Six Antifungal Drugs Against Clinically Important Dermatophytes", Jundishapur Journal Of Microbiology (JJM), 2 (4 (S.N. 5)).
7. Chau V. T. , Ho T. N. K, Nguyen V. T. et al. (2019), "Antifungal Susceptibility of Dermatophytes Isolated From Cutaneous Fungal Infections: The Vietnamese Experience", Open access Macedonian journal of medical sciences, 7 (2), 247-249.
8. Velasquez-Agudelo V., Antonio Cardona-Arias J. (2017), "Meta-analysis of the utility of culture, biopsy, and direct KOH examination for the diagnosis of onychomycosis", BMC Infect Dis, 17 (1), pp.166.