ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG ĐẠI TIỆN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN SAU PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT TRƯỚC THẤP ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TRỰC TRÀNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Rối loạn chức năng đại tiện sau phẫu thuật là vấn đề thách thức ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống của bệnh nhân sau phẫu thuật. Mục đích nghiên cứu nhắm đánh giá chức năng đại tiện của bệnh nhân sau phẫu thuật nội soi cắt trực tràng trước thấp. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 82 bệnh nhân ung thư trực tràng được phẫu thuật nội soi cắt trước thấp từ tháng 7/2018 đến 7/2020. Đánh giá theo thang điểm Hội chứng cắt trước thấp (LARS) và Wexner tại thời điểm 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng. Kết quả: tuổi trung bình 62,3 tuổi, có 65,9% nam và 34,1% nữ. Chức năng đại tiện thay đổi rõ rệt sau 1 năm: điểm trung bình LARS sau 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng lần lượt là 17,6; 14,0 và 10,6. Trong đó 56,1% bệnh nhân không có LARS sau 3 tháng tăng lên 75,6% sau 12 tháng. Tỷ lệ bệnh nhân LARS nặng sau 3 tháng 26,8% giảm còn 14,6% sau 12 tháng. Điểm Wexner: sau 3 tháng là 5,9 giảm còn 3,4 sau 12 tháng. Tỷ lệ bệnh nhân đại tiện bình thường sau 3 tháng 28,0% tăng lên 46,3% sau 12 tháng. Sau 3 tháng có 11,0% bệnh nhân mất tự chủ hoàn toàn giảm còn 7,3% sau 12 tháng. Các yếu tố: hóa xạ trị tiền phẫu (p=0,017), vị trí khối u (p=0,02) và phương pháp thực hiện miệng nối (p=0,01), vị trí miệng nối (p=0,000) có liên quan đến mức độ LARS nặng sau phẫu thuật. Kết luận: Rối loạn chức năng đại tiện ở nhóm bệnh nhân ung thư trực tràng được phẫu thuật nội soi cắt trước thấp là vấn đề thường gặp và kéo dài sau phẫu thuật, chức năng đại tiện sẽ được phục hồi dần theo thời gian. Cần theo dõi, tư vấn và hỗ trợ giúp cho bệnh nhân để cải thiện chất lượng sống tốt hơn.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Chen T.Y.T., Emmertsen K.J., Laurberg S., "What Are the Best Questionnaires To Capture Anorectal Function After Surgery in Rectal Cancer?", Curr Colorectal Cancer Rep. 2015. 11, pp. 37-43.
3. Dulskas A., et al., "Long-term bowel dysfunction following low anterior resection", Sci Rep. 2020. 10: 11882.
4. Ekkarat P., et al., "Factors determining low anterior resection syndrome after rectal cancer resection: A study in Thai patients", Asian J Surg. 2016. 39, pp. 225–231.
5. Emmertsen K.J., Laurberg S., "Low anterior resection syndrome score: development and validation of a symptom-based scoring system for bowel dysfunction after low anterior resection for rectal cancer", Ann Surg. 2012. 255, pp. 922-928.
6. Liu F., et al., "Risk factor analysis of low anterior resection syndrome after anal sphincter preserving surgery for rectal carcinoma", Chin J Gastrointest Surg. 2017. 20, pp. 289–294.
7. Miacci F.L.C., Guetter C.R., et al, "Predictive factors of low anterior resection syndrome following anterior resection of the rectum", Rev Col Bras Cir. 2020. 46:e20192361.
8. T.Y.T. Chen, L.M. Wiltink, "Bowel function 14 years after preoperative short-course radiotherapy and total mesorectal excision for rectal cancer: report of a multicenter randomized trial", Clin Colorectal Cancer. 2015. 14, pp. 106–114.