TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ ARV TRÊN BỆNH NHÂN HIV CÓĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG BUPRENOPHINE/NALOXONE Ở HÀ NỘI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả tỷ lệ tuân thủ điều trị ARV và một số yếu tố liên quan trên nhóm bệnh nhân điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện (CDTP) và điều trị ARV. Phương pháp: Nghiên cứu can thiệp không có nhóm chứng tại 4 cơ sở điều trị HIV ngoại trú tại Hà Nội từ năm 2016 đến 2019. Tuyển chọn được 136 đối tượng tham gia và theo dõi trong vòng 12 tháng. Tuân thủ điều trị ARV được đo lường bằng thang đoVAS. Phân tích hỗn hợp (mixed-effect model) để xác định các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị ARV. Kết quả: 96,3% người tham gia là nam giới với độ tuổi trung bình là 38±5,8 tuổi, 43% có việc làm, 53,7% có thời gian sử dụng ma túy trên 10 năm và CD4 trung bình là 411±216TB/mm3.Tự ước tính từ 90% trở lên uống thuốc ARV đúng giờ trong vòng 7 ngày qua qua là 80,6% tại thời điểm ban đầu, 87% tại thời điểm 6 tháng và 79,4% tại thời điểm 12 tháng. Các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị cho thấy dương tính với morphine (OR=0.24; 95% KTC: 0.06-0.90), tải lượng vi rút HIV ≥ 200 bản sao/mL (OR=0.07; 95% KTC: 0.02-0.28) vàtình trạng điều trị ARV sau khi tham gia nghiên cứu (OR=0,28; 95%KTC: 0,08 – 0,96)thì tuân thủ điều trị ARV kém hơn. Kết luận: Tỷ lệ đạt ngưỡng tuân thủ điều trị ARV tương đối tốt sau 12 tháng theo dõi trong nhóm bệnh nhân nhận điều trị lồng ghép ARV và điều trị nghiện CDTP bằng buprenorphine.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
tuân thủ điều trị ARV, lồng ghép điều trị nghiện chất và điều trị HIV
Tài liệu tham khảo
2. Cục phòng, chống HIV/AIDS (2020), Báo cáo kết quả phòng, chống HIV/AIDS năm 2019 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2020, .
3. Low A.J., Mburu G., Welton N.J., et al. (2016). Impact of Opioid Substitution Therapy on Antiretroviral Therapy Outcomes: A Systematic Review and Meta-Analysis. Clin Infect Dis Off Publ Infect Dis Soc Am, 63(8), 1094–1104.
4. Basu S., Smith-Rohrberg D., Bruce R.D., et al. (2006). Models for integrating buprenorphine therapy into the primary HIV care setting. Clin Infect Dis Off Publ Infect Dis Soc Am, 42(5), 716–721.
5. Diep N.B., Korthuis P.T., Trang N.T., et al. (2016). HIV patients’ preference for integrated models of addiction and hiv treatment in vietnam. J Subst Abuse Treat, 69, 57–63.
6. Sethi A.K., Celentano D.D., Gange S.J., et al. (2003). Association between adherence to antiretroviral therapy and human immunodeficiency virus drug resistance. Clin Infect Dis Off Publ Infect Dis Soc Am, 37(8), 1112–1118.
7. Moatti J.P., Carrieri M.P., Spire B., et al. (2000). Adherence to HAART in French HIV-infected injecting drug users: the contribution of buprenorphine drug maintenance treatment. The Manif 2000 study group. AIDS Lond Engl, 14(2), 151–155.
8. Ortego C., Huedo-Medina T.B., Llorca J., et al. (2011). Adherence to highly active antiretroviral therapy (HAART): a meta-analysis. AIDS Behav, 15(7), 1381–1396.
9. Tran B.X., Nguyen L.T., Nguyen N.H., et al. (2013). Determinants of antiretroviral treatment adherence among HIV/AIDS patients: a multisite study. Glob Health Action, 6(1), 19570.