THỰC TRẠNG SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG NĂM 2020
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả thực trạng sử dụng kháng sinh trong điều trị nội trú tại Trung tâm y tế (TTYT) huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang năm 2020. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu áp dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang. Số liệu được hồi cứu từ dữ liệu trong phần mềm của khoa Dược và khảo sát 300 bệnh án được rút ngẫu nhiên từ các bệnh án nội trú từ 01/01/2020-31/12/2020 tại TTYT huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Các chỉ số chính của nghiên cứu bao gồm: Số lượng kháng sinh được sử dụng trong năm (tính theo DDD); phân loại KS theo cấu trúc hóa học; số ngày dùng kháng sinh; tỷ lệ bệnh án có phối hợp kháng sinh; kết quả điều trị sau khi dùng kháng sinh. Kết quả chính: Kháng sinh (KS) nội chiếm 54,54% tính theo giá trị DDD (DDD – Defined Dose Daily - là liều trung bình duy trì hằng ngày với chỉ định chính của một thuốc KS); KS nhóm beta-lactam chiếm trên 80%; 65,33% số bệnh án được kê 1 loại KS; 30,33% số bệnh án có kê 2 loại KS; đáng lưu ý là một tỷ lệ nhỏ (4,33%) số bệnh án phối hợp 3 loại KS trong điều trị; 54,33% số bệnh án có chỉ định KS từ 5-7 ngày; 43,33% bệnh án có kê KS từ 7-10 ngày; đặc biệt có 2,34% bệnh nhân phải điều trị KS trên 10 ngày (chủ yếu ở khoa ngoại); 66,0% bệnh nhân khỏi bệnh hoàn toàn và 31,3% bệnh nhân tiến triển tốt sau khi được chỉ định điều trị bằng KS và các thuốc phối hợp. Kết luận: Nhìn chung TTYT Yên Dũng đã tuân thủ tốt các khuyến cáo của Bộ Y tế trong sử dụng KS về số lượng; chủng loại và thời gian sử dụng. Tuy nhiên, còn tồn tại một số vấn đề cần cải thiện, đó là: tỷ lệ KS nội được sử dụng trong bệnh viện thấp hơn so với khuyến cáo của Bộ Y tế (54,54% so với khuyến cáo là 75%); có 4,33% bệnh án phối hợp tới 3 loại KS trong điều trị; có một tỷ lệ nhỏ bệnh án (2,34%) dùng KS dài ngày (trên 10 ngày, chủ yếu ở khoa ngoại).
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Sử dụng kháng sinh, điều trị nội trú
Tài liệu tham khảo
2. Bộ Y tế, Hướng dẫn sử dụng kháng sinh, 2015.
3. Bộ Y tế, Đề án “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”, 2012.
4. Dung Hoàng Thị Kim, Phân tích thực trạng sử dụng kháng sinh tại bệnh viện C tỉnh Thái Nguyên năm 2014, Luận văn thạc sỹ Dược học, Đại học Dược Hà Nội, 2014.
5. Hùng Nguyễn Việt, Phân tích thực trạng tiêu thụ kháng sinh và việc sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi bệnh viện tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên, Luận văn thạc sỹ Dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội, 2019.
6. Khánh Hoàng Thị, Phân tích thực trạng sử dụng kháng sinh tại bệnh viện chấn thương - chỉnh hình Nghệ An năm 2016, Luận văn Dược sỹ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Dược Hà Nội, 2018.
7. Thu Nguyễn Thị Minh, Khảo sát thực trạng tiêu thụ kháng sinh và cơ cấu kháng sinh điều trị nội trú tại bệnh viện Kiến An, thành phố Hải Phòng năm 2019, Luận văn tốt nghiệp Dược sỹ đại học, Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, 2020.
8. World Health Organization, Cảnh báo tình trạng kháng kháng sinh ở Việt Nam, http://www.medinet.hochiminhcity.gov.vn/quan-ly-duoc-my-pham/who-canh-bao-tinh-trang-khang-khang-sinh-o-viet-nam-cmobile4513-35717.aspx, 2020, truy cập ngày 18/10/2021.