ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG THẤT TRÁI TRƯỚC VÀ SAU PHẪU THUẬT BẮC CẦU CHỦ VÀNH Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục Tiêu: Đánh giá chức năng thất trái bằng siêu âm tim trước và sau phẫu thuật bắc cầu chủ vành ở bệnh nhân đái tháo đường type2. Đối tượng phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mổ tả cắt ngang trên 46 bệnh nhân đái tháo đường type 2 được phẫu thuật bắc cầu chủ vành đơn thuần từ 8/2020 đến 8/2021 tại bệnh viện Tim Hà Nội. Kết quả: Tuổi trung bình 66±8,73; tỷ lệ nam/nữ là 2,83/1; 43,5% bệnh nhân hút thuốc lá; tỷ lệ đau ngực gặp 69,6% và NYHA III – IV chiếm 28,6%.Kết quả siêu âm tim: Tỉ lệ rối loạn vận động vùng trước và sau phẫu thuật là 56,5% và 43,5%; số vùng rối loạn trước và sau phẫu thuật là 3,52±5,39 và 2,54±4,87.Kết quả siêu âm tim ở nhóm EF < 50% trước phẫu thuật: Dd trước và sau phẫu thuật là 53.3±7,12mm và 50,3± 6,93mm. Ds trước và sau phẫu thuật là 40,4± 8,44mm và 36,8 ± 8,05mm, Vd trước và sau phẫu thuật là 142,2±48,77ml và 124,2 ± 38,9ml. Vs trước và sau phẫu thuật là 77±42,13ml và 61,1 ±29,47ml, LVMI là 135,5 ± 44,61 gram và 117,4 ± 30,17gram, EF trước và sau phẫu thuật là 39,22 ± 8,4% và 45,83 ± 13,39% có sự cải thiện có ý nghĩa thống kê các thông số siêu âm: EF tăng lên đáng kể trong khi thể thể tích buồng tim, kích thước buồng tim và khối lượng cơ thất trái giảm. Riêng Nhóm EF bình thường: các thông số giảm nhưng không có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Phẫu thuật bắc cầu chủ vành cải thiện đáng kể chức năng thất trái ngay sau phẫu thuật ở nhóm có EF thấp trước phẫu thuật.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Phẫu thuật bắc cầu chủ vành, đái tháo đường, chức năng thất trái
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Công Hựu. Nghiên cứu kết quả phẫu thuật bắc cầu chủ vành ở bệnh nhân hẹp ba thân động mạch vành tại trung tâm tim mạch bệnh viện E. Published online 2018.
3. Szabó Z, Håkanson E, Svedjeholm R. Early postoperative outcome and medium-term survival in 540 diabetic and 2239 nondiabetic patients undergoing coronary artery bypass grafting. Ann Thorac Surg. 2002;74(3):712-719. doi:10.1016/S0003-4975(02)03778-5
4. Kapur A, Hall RJ, Malik IS, et al. Randomized Comparison of Percutaneous Coronary Intervention With Coronary Artery Bypass Grafting in Diabetic Patients. J Am Coll Cardiol. 2010;55(5):432-440. doi:10.1016/j.jacc.2009.10.014
5. Kappetein AP, Head SJ, Morice M-C, et al. Treatment of complex coronary artery disease in patients with diabetes: 5-year results comparing outcomes of bypass surgery and percutaneous coronary intervention in the SYNTAX trial†. Eur J Cardiothorac Surg. 2013;43(5):1006-1013. doi:10.1093/ejcts/ezt017
6. Järvinen O, Hokkanen M, Huhtala H. Diabetics have Inferior Long-Term Survival and Quality of Life after CABG. Int J Angiol. 2019;28(1):50-56. doi:10.1055/s-0038-1676791
7. Woods SE, Smith JM, Sohail S, Sarah A, Engle A. The Influence of Type 2 Diabetes Mellitus in Patients Undergoing Coronary Artery Bypass Graft Surgery: An 8-Year Prospective Cohort Study. Chest. 2004;126(6):1789-1795. doi:10.1378/chest.126.6.1789
8. Søraas CL, Larstorp ACK, Mangschau A, Tønnessen T, Kjeldsen SE, Bjørnerheim R. Echocardiographic demonstration of improved myocardial function early after coronary artery bypass graft surgery☆. Interact Cardiovasc Thorac Surg. 2011;12(6):946-951. doi:10.1510/icvts.2010.260414