KẾT QUẢ QUẢN LÝ, ĐIỀU TRỊ NGƯỜI BỆNH BỊ TĂNG HUYẾT ÁP TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN GÒ CÔNG TÂY, TỈNH TIỀN GIANG GIAI ĐOẠN 2019 - 2020

Văn Quang Phạm 1,, Quốc Lâm Trần 2
1 Trung tâm Y tế huyện Gò Công Tây
2 Trường Đại học Y tế công cộng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Điều trị Tăng huyết áp (THA) là công việc liên tục và lâu dài nên việc quản lý và điều trị người bệnh THA là hết sức cần thiết. Mục tiêu: Đánh giá kết quả quản lý điều trị người bệnh THA và phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả quản lý điều trị THA tại Trung tâm y tế huyện Gò Công Tây từ năm 2019- 2020.Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp giữa định lượng và định tính dựa trên cơ sở thu thập thông tin từ phần mềm quản lý, phỏng vấn sâu cán bộ y tế và thảo luận nhóm bệnh nhân THA được quản lý tại TTYT huyện Gò Công Tây từ tháng 4 đến tháng 10/2021.Kết quả: Số người mắc THA được khám và điều trị ngày càng tăng hàng năm, tỉ lệ người bệnh đi tái khám đúng lịch là 63,6%. Tỉ lệ người bệnh dùng thuốc đúng liều là 89,3%. Kết điêu trị có 28,9% đối tượng đạt huyết áp mục tiêu. Các chính sách, quy định về quản lý và điều trị THA, sự thiếu hụt nhân lực, hạn chế về trang thiết bị, cơ sở vật chất và thuốc của TYT, không có nguồn kinh phí hoạt động, cùng các yếu tố cá nhân của người bệnh là những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý điều trị THA. Kết luận: Tỷ lệ bệnh nhân đạt huyết áp mục tiêu còn khá thấp (28,9%), có nhiều yếu tố từ phía cơ sở y tế và người bệnh ảnh hưởng đến công tác quản lý, điều trị THA.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hội Tim mạch Việt Nam (2006) Khuyến cáo về các bệnh tim mạch & các bệnh chuyển hóa giai đoạn (2006-2010), Hà Nội.
2. Nguyễn Công Bằng (2018), Thực trạng công tác quản lý điều trị người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc giai đoạn 2015 – 2017, Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.
3. Phạm Vân Anh Nguyễn Hữu Đức, Hồ Thị Hiền, (2017), "Kiến thức, thực hành tuân thủ điều trị tăng huyết áp của hội viên câu lạc bộ bệnh nhân tăng huyết áp bệnh viện Bạch Mai", Y học dự phòng. Tập 27, số 5 2017.
4. Nguyễn Thị Ánh Tuyết (2019), Thực trạng cầu sử dụng và cung cấp dịch vụ quản lý tăng huyết áp tại 2 xã của huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng, Trường Đại học Y - Dược - ĐaỊ học Thái Nguyên, Thái Nguyên.
5. Nguyễn Thị Dự (2017), Thực trạng hoạt động quản lý bệnh Tăng huyết áp tại thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang và đề xuất một số giải pháp,, Đại học Y Dược Thái Nguyên, , Thái Nguyên.
6. Lê Kim Việt (2016), Đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về phòng chống tăng huyết áp tại thành phố Tuyên Quang năm 2016, luận văn chuyên khoa II, Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.
7. Nguyễn Thị Đào Hương (2016), Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý bệnh nhân tăng huyết áp tại xã Minh Quang, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc năm 2016, Luận văn thạc sỹ Đại học y tế công cộng, Hà Nội.
8. A. Gimeno Ortiz và các cộng sự. (1990), "[Evaluation of salt consumption, physical activity, stress, tobacco and oral contraceptives in the epidemiology of essential hypertension]", Rev Sanid Hig Publica (Madr). 64(11-12), tr. 705-14.