KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ TRƯỚC VÀ SAU XẠ TRỊ TẠI KHOA XẠ LỒNG NGỰC, BỆNH VIỆN K

Thị Thu Nga Vũ 1,
1 Bệnh viện K

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu :Khảo sát chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN) trước và sau xạ trị tại khoa Xạ Lồng ngực, Bệnh viện K. Đối tượng, phương pháp :105 người bệnh được chẩn đoán là Ung thư nguyên phát tại phổi giai đoạn III điều trị tia xạ. Sử dụng thang điểm Bộ câu hỏi EORTC QLQ-C30 để khảo sát chất lượng cuộc sống của người bệnh tại 2 thời điểm trước và sau xạ trị. Kết quả: Trước xạ trị điểm trung bình CLCS cao nhất thuộc về lĩnh vực “Chức năng cảm xúc” với 72,8 điểm, xếp thứ hai là “Chức năng nhận thức” đạt 72,0 điểm, còn thấp nhất là lĩnh vực “Chức năng hoạt động” 31,7 điểm. Sau xạ trị điểm trung bình về lĩnh vực chức năng lần lượt là: nhận thức (77,2), cảm xúc (76,7), xã hội (71,8), thể chất (67,1), hoạt động (31,2). Chất lượng cuộc sống chung ở mức trung bình cả 2 thời điểm nghiên cứu là 54,0 điểm. Lĩnh vực triệu chứng của người bệnh UTPKTBN giai đoạn III kể cả trước và sau xạ trị có điểm trung bình lần lượt là: mệt mỏi (68,2; 65,8), đau (54,4; 43,6), chán ăn (53,0; 50,2), mất ngủ (52,5; 28,5) và khó thở (31,7; 25,9). Các triệu chứng buồn nôn, táo bón và tiêu chảy ít gặp với điểm trung bình dưới 20 điểm cả 2 thời điểm. Vấn đề khó khăn tài chính của đối tượng nghiên cứu có điểm ở mức trung bình (60,4; 63,8). Kết luận: Với nhóm đối tượng nghiên cứu thì vấn đề chức năng của người bệnh tốt, vấn đề về sức khỏe ở mức độ trung bình.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Globocan 2020. https://gco.iarc.fr/ today/data/ factsheets/ populations/900-world-fact-sheets.
2. Nguyễn Thành Lam và cộng sự (2019), “Tình trạng đau và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư điều trị tại Trung tâm Ung bướu Thái Nguyên từ tháng 1- 6 năm 2019”. Tạp chí thần kinh học Việt Nam số 28.
3. Phạm Cẩm Phương và Mai Trọng Khoa (2016), “Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ được điều trị thuốc ức chế TIROSINE KINASE tại Bệnh viện Bạch Mai”. Tạp chí Y – Dược học quân sự số 1.
4. Nguyễn Thanh Mai (Đề tài cơ sở 2019), “Chất lượng cuộc sống và các yếu tố liên quan của người bệnh ung thư phổi sau phẫu thuật”
5. Phạm Thị Hoàng Anh, Nguyễn Mạnh Quốc, Nguyễn Bá Đức, Nguyễn Chấn Hùng (2001), “Tình hình bệnh ung thư ở Việt Nam năm 2000”. Tạp chí thông tin Y dược số 2.
6. Trần Bảo Ngọc, Bùi Diệu, Nguyễn Tuyết Mai (2012). Chất lượng cuộc sống 71 bệnh nhân ung thư đầu cổ giai đoạn muộn sau hóa trị tuần tự sử dụng bộ câu hỏi EORTC QLQ C-30 và QLQ-H&N35. Tạp chí Ung thư học Việt Nam.
7. Bùi Vũ Bình, Đỗ Thị Ánh, Dương Tiến Đỉnh và các cộng sự. (2015), Khảo sát chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư và một số yếu tố ảnh hưởng tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2015, Báo cáo Hội nghị khoa học chào mừng 65 năm truyền thống Bệnh viện Quân y 103, Hội nghị Khoa học điều dưỡng, Hà Nội.
8. Bergman B, Aaronson NK, Ahmedzai S et al. The EORTC QLQ-LC13: a modular supplement to the EORTC Core Quality of Life Questionnaire (QLQ-C30) for use in lung cancer clinical trials. EORTC Study Group on Quality of Life. Eur J Cancer. 1994, 30A (5), pp.635-642. 4